Mục đích chính của lễ hội là khôi phục những giá trị truyền thống dân gian, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu siêu oan hồn uổng tử, không xin xỏ phúc lộc riêng tư. Lễ hội diễn ra trong ba ngày 14-15-16 tháng Giêng âm lịch.
“Dù ai buôn bán trăm bề/Làm chay mười sáu nhớ về Tầm Vu" câu ca dao như nhắc nhở những người làm ăn xa quê luôn nhớ về quê nhà. Những năm gần đây, thanh long được mùa càng tạo điều kiện cho người dân gìn giữ những giá trị truyền thống lễ hội của mình.
Lễ hội Làm chay được xem như một lễ hội mang vẻ đẹp thuần phác của miền Tây. Tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian khơi gợi những phong tục tập quán của ông bà để lại.
Không khí náo nhiệt diễn ra khắp các đường phố của thị trấn Tầm Vu với con em xa xứ và khách thập phương đổ về
Những ngày này, nhiều người dân địa phương còn cho rằng vui hơn cả ngày Tết.
Giây phút náo nhiệt nhất của lễ hội Làm chay là sau phần cầu siêu của các nhà sư kết thúc lúc 0 giờ, nghi thức xô giàn thí thực diễn ra.
Nhiều người dân háo hức chờ đợi đến giờ xô giàn ngay cả những em nhỏ ...
... cho đến những người lớn tuổi.
Đúng 0 giờ, hình nộm ông Tiêu (Tiêu Diện Đại Sĩ) chuyên hàng yêu, phục quỷ được mang ra và đốt cháy.
Sau nghi lễ đốt ông Tiêu, hàng ngàn người dự lễ hội tràn qua hàng rào để tranh nhau các cỗ bánh, trái cây nhằm tìm chút lộc đầu năm.
Bánh cúng trên giàn thí thực được quăng ra, các cỗ bánh được rất nhiều người vây quanh.
Dù có rất đông người chen lấn nhưng tuyệt đối không có chuyện dẫm đạp lên nhau
Nhiều người không tranh được lộc chỉ muốn đến xin một nhành hoa cúng để cầu mong bình yên, may mắn đến cho gia đình.
Những người đến sau nhặt những viên kẹo, gói bánh còn lại trên sân đình làm ... lộc
Anh Minh may mắn khi giành được trái dưa còn nguyên vẹn sau khi xô giàn
Kết thúc lễ hội cũng là lúc mọi người cùng dọn dẹp, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới với nhiều hanh thông
Bình luận (0)