xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ “nút thắt” bồi thường, tái định cư

VÕ LÊ - ÁNH NGUYỆT

Chính sách đền bù, giải tỏa, tái định cư còn nhiều bất cập khiến việc di dời dân để cải tạo các chung cư cũ xuống cấp dường như giẫm chân tại chỗ

Vì ngân sách eo hẹp nên 5 năm trở lại đây, hầu hết các chung cư xuống cấp trên địa bàn TPHCM đều được thực hiện theo chủ trương xã hội hóa. Tuy nhiên, lợi ích giữa các nhà đầu tư dự án và người dân bị giải tỏa chưa được giải quyết hài hòa, cộng thêm chính sách về đền bù, giải tỏa, tái định cư (TĐC) còn nhiều bất cập khiến việc di dời dân để cải tạo các chung cư cũ xuống cấp dường như giẫm chân tại chỗ.
 
img
Việc di dời người dân khỏi chung cư Cô Giang (quận 1) được thực hiện từ lâu
nhưng đến nay vẫn còn 40% hộ dân “bám trụ” vì muốn được tái định cư tại chỗ
Ảnh: QUỐC THẮNG

Lờ mờ nơi tái định cư

Quay lại chuyện di dời, TĐC người dân tại lô IV, VI cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh), chung cư Cô Giang (quận 1) cũng như nhiều chung cư cũ khác trên địa bàn TP cho thấy để chủ trương di dời, giải tỏa của Nhà nước nhận được sự đồng thuận cao thì không thể thiếu chính sách TĐC.
 
Thanh Khiêm (ở số 024, lô VI cư xá Thanh Đa) nói: “Nếu Ban Bồi thường quận nói rõ thời điểm TĐC cũng như giá bán suất TĐC, gia đình tôi sẵn sàng ủng hộ việc di dời. Đằng này, chúng tôi chẳng biết chủ đầu tư là ai, dự án cũng chỉ là phác thảo thì làm sao người dân yên tâm giao mặt bằng”.
 
Băn khoăn của bà Khiêm cũng là tâm lý chung của nhiều hộ dân ở chung cư cũ thuộc diện di dời. Ngoài ra, một mong mỏi khác của người dân là thời gian bố trí TĐC cần được xác định cụ thể, minh bạch để người dân có kế hoạch lo nơi ở tạm trong khi chờ TĐC.
 
 Ông Trần Minh Thơ, Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) quận Bình Thạnh, thừa nhận khi triển khai chủ trương di dời, giải tỏa ở bất kỳ dự án nào, điều đầu tiên người dân “chất vấn” là TĐC ở đâu, TĐC tại chỗ hay trên cùng địa bàn? Nếu chính quyền trả lời được câu hỏi này, nghĩa là kế hoạch di dời thành công 50%!
 
Thực tế, tại quận Bình Thạnh, việc thiếu quỹ nhà TĐC chính là điều lo lắng của chính quyền quận nhiều năm qua vì đụng đến dự án nào, người dân đều hỏi quỹ nhà TĐC trong khi quỹ nhà TĐC không có sẵn.
 
Đặc biệt, điều người dân diện giải tỏa quan tâm là TĐC có ở gần vị trí đã bị giải tỏa trước đó không, kế tiếp là chất lượng, giá cả như thế nào. Một vướng mắc khác khiến tiến độ giải tỏa chung cư cũ, xuống cấp chậm tiến độ, theo ông Thơ là vốn đầu tư.
 
“Theo nghị quyết của Chính phủ, đối với những chung cư cũ, xuống cấp, địa phương cần kêu gọi xã hội hóa nhưng trong trường hợp cấp bách thì tỉnh, TP phải là đơn vị chủ đầu tư” - ông Thơ nói và cho biết hiện quận Bình Thạnh đã có văn bản xin UBND TP cho Ban BTGPMB quận làm chủ đầu tư giải tỏa, di dời và đền bù dự án xây dựng mới lô IV, VI cư xá  Thanh Đa vì chủ đầu tư ban đầu đã bỏ cuộc (Công ty CP Địa ốc Vườn Xanh - PV).
 
Cần thay đổi chính
 
Sống tại chung cư 727 Trần Hưng Đạo, đồng thời có thâm niên 20 năm làm bảo vệ tại đây, ông Trần Văn Long cho biết: “Gia đình tôi đã bốc thăm và di dời đến chung cư mới ở đường Nguyễn Chí Thanh. Căn hộ mới rộng hơn 50 m2so với chỗ ở cũ. Nếu tính hết tổng số tiền bù thêm phải gần 1 tỉ đồng. Số tiền này nằm ngoài khả năng nên cách duy nhất buộc gia đình tôi phải chọn là… ở lại chung cư cũ”.
 
Nhiều  hộ dân ở chung cư 727 cũng rơi vào trường hợp do tiền đền bù ít, không đủ mua nhà mới nên họ vẫn bám víu nơi ở cũ, chấp nhận rủi ro.
 
Ông Dương Hữu Nhi, Trưởng Ban BTGPMB quận 5, cho biết việc di dời dân khỏi chung cư 727 đã được tiến hành từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn còn 152 hộ (trong tổng số 530 hộ) chưa chịu di dời. Các hộ này đều vướng vào tình trạng mua nhà bằng giấy tay nên rất khó khi tính phương án bồi thường.
 
Để tháo gỡ trường hợp mua nhà bằng giấy tay và có đủ điều kiện để xét TĐC, Ban BTGPMB quận 5 đang kiến nghị TP cho người dân được hưởng chính sách bồi thường TĐC theo quy định. Hiện tại, Công ty Dịch vụ công ích quận 5 đang tích cực tìm thêm 50 căn hộ để dự phòng TĐC cho những trường hợp nêu trên.
 
Không chỉ gặp vướng mắc với đối tượng sang nhượng căn hộ bằng giấy tay, ông Thơ cho biết việc triển khai di dời, giải tỏa chung cư xuống cấp còn vướng phải các trường hợp đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Do đó, TP cần sửa đổi Quyết định 73 (ngày 22-10-2008) và Quyết định 35 (ngày 28-5-2010) theo hướng cho các đối tượng đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước được mua căn hộ chung cư TĐC, được trả chậm, trả góp nếu tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ không đủ thanh toán cho căn hộ chung cư mới.
 

Cách làm hay của quận 10

Ông Lê Văn Lài, Trưởng Ban BTGPMB quận 10, chia sẻ kinh nghiệm: Một trong 2 điều kiện tiên quyết mà người dân quan tâm khi di dời khỏi chung cư cũ là nơi TĐC. Trong đó, người dân rất muốn được TĐC tại chỗ để không phải thay đổi hồ sơ tư pháp trong mọi giao dịch, nhân thân, việc làm, học hành của con cái.

Tại quận 10, với hàng loạt chung cư cũ xuống cấp (như các lô của chung cư Nguyễn Kim, Ngô Gia Tự), sau nhiều năm thực hiện di dời, quận đã tạo được sự đồng thuận của người dân vì họ được bố trí TĐC tại chỗ. Cách làm của quận 10 thường là giải tỏa dân ở 1- 2 lô chung cư rồi xây mới, sau đó bố trí dân TĐC lại chỗ đã xây. Cứ như vậy, tiếp tục giải tỏa các lô khác và bố trí TĐC khi xây xong. Cách làm này vừa giải quyết bố trí TĐC tại chỗ, đồng thời làm tăng quỹ nhà TĐC.

(*) Xem Báo Người Lao Độngtừ số ra ngày 9-4

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo