Riêng phần rễ cây có chiều dài lớn nhất 3 m, phần ngắn 2 m. Gốc cây bị rỗng ruột, đường kính phần rỗng rộng nhất 0,65 m và ngắn nhất 0,45 m. Phần gỗ còn lại dày mỏng khác nhau, từ 0,2 - 0,3 m.
Về trọng lượng gốc sưa, ông Phan Văm Tân, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, cho biết chưa thể xác định được vì gỗ ngâm lâu ngày dưới nước, cần phải làm sạch phần bùn đất rồi để ráo nước mới cân đo chính xác. Hiện chi cục kiểm lâm đã tiến hành lấy mẫu gỗ đưa đi cơ quan chuyên ngành giám định xem đó là loại gỗ gì, sau đó báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình để xử lý.
Phần rễ của gốc gỗ sưa
Về việc có truy thưởng cho người phát hiện gốc gỗ sưa này hay không, ông Phan Văn Gòn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết UBND huyện đang lập hồ sơ trình lên UBND tỉnh để xử lý. Sau khi bán đấu giá gốc sưa sung ngân sách, huyện sẽ đề nghị trích một phần để chi phí cho việc trục vớt nói chung và xem xét hỗ trợ người có công phát hiện.
Bình luận (0)