Việc xây dựng 2 công trình thủy điện có 2 bờ trái của đập, lòng hồ và khu vực ảnh hưởng trực tiếp nằm trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai là vi phạm nguyên tắc bảo tồn vùng lõi của UNESCO, vi phạm các cam kết Việt Nam đã ký với thế giới. Dù khá nhiều bộ, ngành đã được giao trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ về 2 dự án nhưng chưa có cơ quan nào tham mưu các vấn đề pháp lý quốc tế này.
Nhiệt tình thái quá!
Ðoàn chuyên gia của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế tỏ ra rất ấn tuợng với sự phong phú của Vườn Quốc gia Cát Tiên khi
Cụ thể, Bộ NN-PTNT “thống nhất chủ trương tiếp tục triển khai dự án góp phần khai thác nguồn thủy năng, bảo đảm an ninh về năng lượng điện trong tương lai” và “đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng”. Trong khi đó, Bộ Công Thương đánh giá “đây là dự án có quy mô công suất khá, có tính khả thi tốt về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật”, vì thế “đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng đề xuất Quốc hội cho phép tiếp tục triển khai các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A như đề nghị của chủ đầu tư”.
Tỉnh Lâm Đồng cũng nhiệt tình ủng hộ vì phạm vi giải phóng mặt bằng 2 dự án không lớn, ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và đất ở không đáng kể do hầu hết là đất rừng Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên!
Báo cáo không đúng sự thật
Tháng 3-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp liên quan đến 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của các bộ, Thủ tướng kết luận dù đã đồng ý bổ sung vào Quy hoạch điện VI nhưng các dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất VQG, rừng phòng hộ đầu nguồn lớn hơn 50 ha theo quy định là phải báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Vì thế, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước khảo sát thực tế diện tích chiếm đất và ngập của các dự án, xem xét kỹ việc điều chỉnh quy hoạch VQG Cát Tiên. Trường hợp không điều chỉnh được quy hoạch VQG Cát Tiên, Bộ Công Thương hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện khảo sát, nghiên cứu lại để giảm quy mô công trình, giảm diện tích hồ chứa nước. Trường hợp các dự án không còn hiệu quả thì không thực hiện.
Tháng 4-2011, một cuộc khảo sát thực tế theo chỉ đạo của Thủ tướng đã được Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) thực hiện nhưng không có sự tham gia của Bộ TN-MT. Đoàn khảo sát cho rằng các loại rừng chủ yếu là rừng hỗn giao tre nứa, rừng nghèo nên đa dạng sinh học thấp. Khi Bộ NN-PTNT báo cáo lên Thủ tướng thì khu vực xây dựng 2 dự án thủy điện đã trở thành “một dải hẹp dọc sông Đồng Nai là ranh giới ngoài của VQG”. Thế nhưng trên thực tế, khu vực dự án vẫn nằm trong vùng lõi VQG và rừng hỗn giao lồ ô, tre nứa là 1 trong 5 kiểu rừng đặc trưng, cơ bản của VQG Cát Tiên.
Theo ông Trần Văn Mùi, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, đối với rừng đặc dụng, mỗi trạng thái rừng đều có vai trò, giá trị riêng của nó trong bảo tồn, thậm chí trảng cỏ cũng là sinh cảnh sống rất cần thiết cho các loài thú móng guốc hoặc các vùng đầm lầy, điểm muối khoáng là sinh cảnh vô cùng quý giá cho các loài thú quý hiếm như tê giác, bò tót… “Việc đề cập rừng nghèo chẳng qua là động tác nhằm đưa đến sự dễ chấp nhận phá rừng đặc dụng để làm thủy điện mà thôi” - ông Mùi nói.
Phớt lờ nghị quyết Quốc hội
Đến tháng 8-2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải một lần nữa chỉ đạo Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ TN-MT, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và chủ đầu tư đưa ra luận chứng chi tiết diện tích rừng và đất cần phải chuyển đổi mục đích để thực hiện dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, bao gồm diện tích vùng ngập lòng hồ, diện tích xây dựng đập, nhà máy thủy điện và các công trình phụ trợ. Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà không ảnh hưởng tới tiêu chí, mục tiêu và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Cát Tiên thì phải thực hiện rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch các khu rừng này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục tiêu và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án và thông báo cho chủ đầu tư biết.
Thay vì phải thận trọng phân tích thiệt hại với tư cách là đơn vị chủ quản VQG Cát Tiên, Bộ NN-PTNT lại một lần nữa khiến dư luận khó hiểu bởi cách tham mưu đầy mâu thuẫn. Một mặt, bộ quả quyết việc chuyển mục đích ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, môi trường do diện tích bị thu hẹp, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên trong quá trình thi công và sau khi đưa công trình vào sử dụng. Mặt khác, bộ khẳng định rằng 2 công trình thủy điện không làm thay đổi tiêu chí, mục tiêu, nội dung xác lập VQG Cát Tiên. Tuy vậy, Bộ NN-PTNT vẫn không quên “nhắn nhủ” chỉ nên chuyển đổi mục đích để xây 2 công trình thủy điện khi lợi ích kinh tế - xã hội mang lại từ chúng cao hơn so với các tổn thất về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường.
Nghiêm cấm xây dựng trong khu bảo tồn Theo quy hoạch khai thác bậc thủy điện trên sông Ðồng Nai năm 2002, bậc thang thủy điện Ðồng Nai 6 có tổng diện tích ngập lòng hồ là 1.954 ha, trong đó có 732 ha diện tích rừng của VQG Cát Tiên. Năm 2009, với sự tham mưu của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung bậc thang thủy điện Ðồng Nai 6 và 6A vào Quy hoạch điện VI và Bộ Công Thương có quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bậc thang thủy điện sông Ðồng Nai, trong đó điều chỉnh dự án thủy điện Ðồng Nai 6 thành các dự án thủy điện Ðồng Nai 6 (công suất 135 MW) và Ðồng Nai 6A (công suất 106 MW). Việc điều chỉnh, theo Bộ Công Thương, đã giảm diện tích chiếm đất của VQG Cát Tiên từ 732 ha xuống còn 137,5 ha. Trong khi đó, theo Luật Ða dạng sinh học có hiệu lực từ ngày 1-7- 2009, tại điều 7 ghi rõ việc xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn - trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh - là những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học. Hai thủy điện Ðồng Nai 6 và 6A không phải là công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
|
Bình luận (0)