xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng cứu trợ đã đến bản xa

G.Thu-L.An

Tỉnh Kon Tum đã dời dân ra khỏi tất cả những vùng nguy cơ tiếp tục sạt lở l Ở tỉnh Quảng Trị, việc khắc phục hậu quả bão lũ vẫn đang khẩn trương

Ngày 7-10, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết đêm 6-10, các lực lượng cứu trợ gồm gần 200 cán bộ chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Tỉnh đoàn và đoàn viên thanh niên xung kích đã đến được tất cả các thôn, làng của 8 xã vùng sâu, vùng xa nhất huyện, cũng là vùng xa xôi khó khăn nhất của tỉnh Kon Tum. Đó là Đăk Na, Đăk Sao, Đăk Rơ Ông, Đăk Tờ Kan, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê Xăn, Măng Ri. Lực lượng cứu trợ đã chia thành nhiều toán, gùi cõng và vận chuyển bằng xe máy, xe đạp để đưa khoảng 40 tấn gạo, mì gói cùng quần, áo, chăn màn và các loại thuốc chữa bệnh thông thường, hóa chất xử lý nguồn nước phục vụ sinh hoạt của người dân.

Riêng đối với làng Mô Bành (xã Đăk Na) – ngôi làng duy nhất ở Kon Tum bị nước lũ san phẳng, chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã di chuyển toàn bộ số hộ trong làng đến nơi ở tạm phòng ngừa núi tiếp tục sạt lở. Lực lượng cứu hộ cũng đã di chuyển an toàn trên 400 người ra khỏi vùng đang có nguy cơ sạt lở núi thuộc các xã Ngọc Yêu và Ngọc Lây. Hàng chục hộ dân sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở tại đèo Văn Loan (nằm giữa hai xã Đăk Sao và Đăk Tờ Kan) cũng đã được chuyển đến nơi ở an toàn, được cung cấp đầy đủ lương thực và các đồ dùng thiết yếu nhất. Điện lực Kon Tum thông báo hệ thống lưới điện ở 28 xã vùng sâu, vùng xa đã được khắc phục nhưng điện sinh hoạt thì vẫn chưa được cung cấp trở lại. UBND tỉnh Kon Tum cũng vừa có chỉ đạo tạm ngừng tất cả các cuộc họp không cần thiết và giám đốc các sở không đi công tác ra ngoài tỉnh để tập trung cho công tác khắc phục hậu quả bão lũ.


Theo thống kê mới nhất của tỉnh Kon Tum, bão số 9 đã làm 51 người chết và mất tích, hàng chục người bị thương; thiệt hại trên 3.000 ha lúa, hàng ngàn hecta hoa màu; trên 1.500 nhà dân bị sập, bị cuốn tốc mái hoặc phải di dời; hàng trăm phòng học, trạm y tế bị tốc mái, bị hư hại nặng... tổng thiệt hại ước tính khoảng 22 tỉ đồng. UBND tỉnh đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ  1.000 tỉ đồng để khôi phục cơ sở hạ tầng và hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi.


Tại tỉnh Quảng Trị, ngày 7-10, việc khắc phục hậu quả vẫn tiếp tục được triển khai khẩn trương. Việc dựng lại nhà cửa cho người dân ở các huyện đồng bằng bị thiệt hại do lũ cơ bản đã hoàn thành. Riêng tại huyện miền núi Đakrông, nơi bị thiệt hại do lũ gây ra nặng nhất, có gần 70%  trong tổng số 270 nhà dân bị sập, hơn 600 nhà tốc mái đã được các lực lượng bộ đội, thanh niên... giúp đỡ dựng, lợp lại tạm bằng tre, nứa, tấm bạt... Hàng cứu trợ thiết yếu như muối, gạo, dầu hỏa, mì gói đã gùi đến được các bản làng xa nhất mà ô tô chưa vào được. Học sinh đã trở lại trường phơi sách vở để học tạm. Tỉnh đã cấp 400.000 viên Cloramin B cho các địa phương để xử lý nguồn nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Mỗi năm thiên tai gây thiệt hại từ 1% - 1,5% GDP


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho biết như vậy tại diễn đàn quốc gia về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, tổ chức tại Hà Nội ngày 7-10. Theo đó, ở nước ta trung bình 5 năm qua, mỗi năm, thiên tai làm chết và mất tích gần 400 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm từ 1% - 1,5% GDP. Riêng 9 tháng đầu năm nay, thiên tai đã làm 292 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 24.000 tỉ đồng (trong đó cơn bão số 9 làm chết và mất tích 174 người, thiệt hại gần 14.000 tỉ đồng); VN  là một trong 5 quốc gia trên thế giới sẽ chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra, do đó thiên tai sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã thảo luận về tầm nhìn và hành động chiến lược của VN về giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu; các định hướng cho diễn đàn quốc gia và lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào tiến trình phát triển quốc gia. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết quan điểm và giải pháp của VN đối với việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai là lấy phòng ngừa là chính, Nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước cũng như của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt, thúc đẩy thực hiện lồng ghép các hoạt động giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng lĩnh vực.

B.Diệp

Bão số 10 chưa vào nhưng biển động mạnh


Do bị cuốn hút bởi cơn bão Melor cường độ rất mạnh, bão số 10 đã di chuyển sang phía Nam Đông Nam và lần thứ hai trong vòng 4 ngày đổ bộ lên đảo Luzon của Philippines. Nếu như cách đây 4 ngày, bão số 10 đổ bộ lên hòn đảo này trong trạng thái rất mạnh (cấp 12, giật cấp 13, cấp 14) thì lần này chỉ khoảng cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Đến chiều 7-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ vĩ Bắc; 122,3 độ kinh Đông, trên miền Bắc đảo Luzon với sức gió chỉ còn cấp 8, giật cấp 9.

Dự báo, ngày 8-10, bão số 10 hầu như ít di chuyển và sẽ đổi hướng quay lại biển Đông rồi hướng về phía đảo Hải Nam và có khả năng mạnh trở lại. Bão số 10 chưa có khả năng ảnh hưởng đến nước ta ít nhất trong 3 ngày tới nhưng vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 8, cấp 9 giật cấp 10, cấp 11. Biển động mạnh nguy hiểm với tàu thuyền.

B.M.T

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo