xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hành xử tùy tiện

Đỗ Thông

Sai thì phải xin lỗi, tùy theo hậu quả mà chịu trách nhiệm tương xứng, bên bị thiệt hại nếu thấy không thỏa đáng thì đâm đơn kiện. Đấy là điều mà những ai thượng tôn pháp luật phải thấy, bởi đó chính là lẽ công bằng.

Thế mà lẽ thường đó nhiều khi lại là bất thường trong không ít cái sai “to đùng” mà người bị thiệt hại chỉ biết ngậm đắng nuốt cay.

Đó là trường hợp các doanh nghiệp (DN) bị lọt oan vào danh sách nợ thuế do ngành thuế công bố. Hậu quả chung mà các nạn nhân bị bêu tên nhầm gánh chịu là hình ảnh DN bị bôi xấu trong mắt khách hàng, đối tác; nhiều hợp đồng làm ăn có nguy cơ đổ vỡ… vì người ta thường nghĩ làm ăn thua lỗ thì mới nợ thuế.

Tuy làm cho các DN bị oan sai đứng ngồi không yên, thiệt hại trăm bề nhưng đến khi phát hiện ra mình sai, ngành thuế chỉ trả lời nhẹ như lông hồng: “Do hệ thống phần mềm của cơ quan thuế bị trục trặc nên số liệu ghi nợ thuế phản ánh không chính xác” và gửi công văn xin lỗi.

Liên quan đến vụ việc này, nhiều luật sư và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế khẳng định ngành thuế hành xử như vậy không công bằng với DN bị oan. Ngoài xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tổng cục Thuế cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị làm sai và có trách nhiệm bồi thường nếu như DN chứng minh được thiệt hại. Còn không thì DN hãy kiện ra tòa.

Biết là vậy song hầu như không có DN nào dám kiện vì đối với họ, ngành thuế luôn nằm “cửa trên”. Kiện ngành thuế thì “được vạ, má đã sưng”!

Ở nhiều lĩnh vực khác cũng vậy chứ không riêng gì ngành thuế. Ví như ở huyện Bình Chánh, TP HCM hồi năm 2013, hàng trăm hộ dân bị xe ủi san phẳng những ngôi nhà được xây dựng bằng mồ hôi nước mắt. Lý do là vì xây nhà trên đất nông nghiệp, không phép, không đúng quy hoạch nên phải đập.

Người dân nếu làm sai thì phải chịu hậu quả hiển nhiên. Tuy vậy, qua vụ việc này, ai cũng thấy nếu chính quyền địa phương làm đủ và đúng trách nhiệm của mình thì chắc chắn không ai dám xây nhà không phép. Sâu xa hơn, ngọn nguồn là do trước đây cơ quan chức năng đã không dứt khoát với nhà không phép, sai phép mà xử lý “du di” để tạo ra tiền lệ xấu. Trong khi người dân mất trắng thì liên quan đến vụ việc này, đến nay, chỉ có một vài cán bộ cấp xã bị khiển trách, một vài cán bộ cấp huyện xin nhận khuyết điểm do “không biết có tình trạng trên ở địa bàn”, cũng “chưa phát hiện cán bộ nào nhận tiền chung chi để làm lơ hoặc bảo kê nhà không phép”. Tin nổi không (?!).

Trong khi đó, người dân chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt chứ dám khiếu kiện ai. Họ nghĩ “thà không kiện còn có cơ may sau này thoát quy hoạch, rồi chạy được giấy tờ để xây nhà”. Nghe thật đau lòng!

Cơ quan hữu trách được lập nên là để giúp người dân, doanh nghiệp làm ăn sinh sống ổn định, đúng luật pháp. Thế nhưng, qua hai câu chuyện kể trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy còn phổ biến tình trạng cán bộ công lực thiếu tinh thần phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp; tư duy hách dịch và cửa quyền thể hiện rất rõ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo