xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kê khai rồi để đó

PHẠM DƯƠNG

Dư luận cả nước đang râm ran bàn tán quanh những bài báo viết về khối tài sản rất lớn của một quan chức hàm thứ trưởng công tác tại Thanh tra Chính phủ. Đúng là khó tránh khỏi chuyện bàn tán khi nhìn vào khối tài sản rất lớn mà vị quan chức này kê khai.

Tính sơ thì số tài sản này lớn hơn rất nhiều mức thu nhập của vị quan chức. Nói cách khác, nếu chỉ dựa vào đồng lương cán bộ, công chức thì không thể dành dụm được số tài sản lớn tới vậy, cho dù có mức lương cao nhất trong hệ thống hành chính của nước ta đi chăng nữa.

Song, cũng cần phải thấy rằng vị quan chức công tác tại Thanh tra Chính phủ, như mọi công dân ở nước ta, đều có quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mình và gia đình. Nhà nước không những không ngăn cấm mà còn khuyến khích mọi công dân, trong đó có cả cán bộ - viên chức, làm giàu chính đáng và hợp pháp. Mọi tài sản được làm ra một cách hợp pháp, hợp đạo lý đều được pháp luật công nhận và bảo hộ. Vị quan chức ở Thanh tra Chính phủ đương nhiên có quyền sở hữu mọi tài sản hợp pháp, chính đáng của mình và không ai có quyền xâm phạm, gây khó dễ.

Tuy nhiên, vấn đề gây xôn xao dư luận ở đây là hiện chưa được minh bạch về khối tài sản rất lớn của vị quan chức nêu trên. Tờ báo đưa tin về vấn đề này cũng chỉ có thông tin chi tiết về khối tài sản mà không thấy thông tin về nguồn gốc của chúng. Trong khi đó, hiện cũng chưa thấy các cơ quan chức năng lên tiếng về vấn đề tài sản của vị quan chức ấy. Một quan chức ở Cục Chống Tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết việc kê khai tài sản cho tới nay cũng chỉ kiểm soát được thông qua bản tự kê khai.

Chính vì chưa được tường minh nên mới có chuyện râm ran bàn tán về khối tài sản lớn của vị quan chức Thanh tra Chính phủ.

Theo Luật Phòng chống tham nhũng - có hiệu lực từ năm 2007-việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức được coi là một biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng. Quan trọng là thế song việc kê khai tài sản hằng năm thường diễn ra một cách hình thức, hời hợt theo kiểu làm cho có. Cán bộ, công chức cứ “tự giác” kê khai rồi để đấy mà chưa thấy trường hợp nào phải yêu cầu giải trình, làm rõ để từ đó có thể phát hiện tham nhũng, tiêu cực, nhất là đối với những trường hợp có tài sản lớn hơn nhiều lần so với đồng lương cán bộ, công chức.

Nếu chỉ dựa vào sự tự giác mà không đi kèm với đó là kiểm tra, xác minh tường tận thì việc kê khai tài sản sẽ chỉ là hình thức và không thể trở thành một biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo