xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Kéo cao” hồ Dầu Tiếng

Bài và ảnh: Thu Sương

Tích lũ trong lòng hồ Dầu Tiếng được xem là phương pháp duy nhất có thể cứu TPHCM và vùng hạ lưu sông Sài Gòn thoát khỏi những trận lũ lớn

Ngày 28- 3, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và Hội Khoa học thủy lợi TPHCM phối hợp tổ chức hội thảo “Chống xả lũ lớn và bảo vệ môi trường công trình hồ Dầu Tiếng”.

TPHCM “chìm” nhiều nhất

Nghiên cứu sơ bộ mới nhất  về vai trò điều tiết lũ của hồ Dầu Tiếng do Hội Khoa học Thủy lợi TPHCM thực hiện cho thấy đa phần những cơn lũ nhỏ và vừa hồ có thể cắt lũ, giảm dòng lũ xuống hạ lưu nhưng với những cơn lũ vừa trong trường hợp hồ đã đầy nước và cơn lũ lớn thì có nhiều vấn đề cần tính toán. Mặt khác, do đập tràn của hồ có cửa van nên việc xả tràn tháo lũ xuống hạ lưu trong tình huống khẩn cấp có thể cao hơn dòng nước thượng nguồn chảy về hồ.
img

Hồ Dầu Tiếng cần được nâng cao trình để tích lũ “cứu” hạ lưu sông Sài Gòn khỏi ngập nặng

Lúc đó, hồ không còn tác dụng điều tiết mà ngược lại, gia tăng rủi ro cho hạ lưu.  Trong kịch bản xả lũ chung cho 3 hồ trong lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, nếu hồ Dầu Tiếng xả lũ theo thiết kế với lưu lượng lớn nhất là 2.800 m3/giây, bắt buộc hồ Trị An và Phước Hòa cũng phải xả theo lưu lượng thiết kế lần lượt là 21.000 m3/giây và 5.290 m3/giây. Khi đó, 3 tỉnh thành khu vực hạ lưu là Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM sẽ bị ngập khoảng 207.498 ha, trong đó TPHCM ngập nặng nhất với 139.321 ha.

Theo ông Đỗ Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản - Tổng cục Thủy lợi, hồ Dầu Tiếng đã xây dựng và vận hành gần 30 năm trong điều kiện lúc bấy giờ hết sức thô sơ. Vừa qua, Vụ Xây dựng cơ bản đã khảo sát và phát hiện hồ có dấu hiệu thấm và xuống cấp, tập trung nhiều tại các đoạn đập đắp đất. Chưa kể, một công trình quan trọng đối với khu vực phía Nam nhưng lại thiếu các số liệu cơ bản về đo đạc, xây dựng công trình và thủy văn.

Giải pháp khả thi

Hồ Dầu Tiếng được phép xả lũ với lưu lượng đến 2.800 m3/giây nhưng chưa khi nào đơn vị vận hành hồ dám xả quá 400 m3/giây và thực tế TPHCM cũng chỉ có thể chịu được mức xả này. Ông Đào Văn Nam, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng thủy lợi 2 (HEC 2), đưa ra nhiều tính toán về các giải pháp để mức xả lũ xuống hạ du hồ Dầu Tiếng trong mọi trường hợp không quá 500 m3/giây. Theo ông, phương án khả thi nhất về giải pháp kỹ thuật cũng như kinh tế chính là nâng cao trình hồ Dầu Tiếng ở một số hạng mục như đập, tràn, cống lấy nước. Tổng kinh phí cho giải pháp nâng cao trình khoảng 1.900 tỉ đồng.

Phương án này được đa số đại biểu đồng tình. GS Nguyễn Sinh Huy nhận xét hồ Dầu Tiếng không có “bụng” và mặt thoáng lớn, do đó trữ nước tưới tiêu không kinh tế nhưng rất lợi cho việc tạm chứa để phòng lũ. Vì thế, ông rất ủng hộ việc nâng cao trình hồ Dầu Tiếng. Tuy nhiên, thực hiện được dự án này phải mất một thời gian khá dài, có thể là 3-5 năm, trong thời gian đó, vùng hạ lưu sẽ đối phó như thế nào nếu gặp trường hợp thời tiết xấu? GS Huy đề nghị tổng cục ra quy định bắt buộc đơn vị vận hành hồ Dầu Tiếng phải hạ thấp mực nước chứa trong hồ dưới mức cho phép là 24,3 m để đón lũ.
Đồng thời phải sớm hoàn thiện các phương án ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố. Đại diện tỉnh Tây Ninh cho rằng phương án nâng cao trình hồ Dầu Tiếng rất có tính khả thi và là giải pháp an toàn cho TPHCM, vì vậy, Tây Ninh rất ủng hộ giải pháp này. Theo các đại biểu, hiện nay hồ Dầu Tiếng có thêm nguồn nước bổ sung từ hồ Phước Hòa, do đó Bộ NN-PTNT cần sớm ban hành quy chế vận hành liên hồ để làm cơ sở điều tiết xả lũ.

Ông Vũ Đức Hùng, Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, đề nghị cần tính toán cụ thể hơn số lượng và mức độ thiệt hại khu vực dân cư sống quanh hồ khi nước dâng lên. Nâng cao trình đồng thời cũng nâng dung tích nước chứa trong hồ, vì thế cần có phương án thoát lũ và vùng phân lũ đột xuất (tức là một vùng đất “hy sinh”  bị ngập bắt buộc để tháo nước ra trong trường hợp hồ có sự cố).

Do các nghiên cứu của HEC 2 cũng chỉ mang tính tham khảo, vì vậy các đại biểu kiến nghị Bộ NN-PTNT sớm có nghiên cứu khả thi dự án nâng cao trình hồ Dầu Tiếng. Để nghiên cứu này mang tính chính xác hơn cũng như phục vụ cho công tác quản lý, vận hành hồ sau này, GS- TS Nguyễn Ân Niên, Chủ tịch Hội Khoa học Thủy lợi TPHCM, đề xuất nên khảo sát lại địa hình lòng hồ. Tiếp thu các ý kiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Vũ Văn Thặng khẳng định sẽ trình các phương án chống lũ hạ lưu hồ Dầu Tiếng để Bộ NN-PT NT có cơ sở sớm ban hành các quyết sách.

Nhiều ưu điểm

Phương án nâng cao trình hồ Dầu Tiếng có nhiều ưu điểm: Tận dụng được mặt thoáng rộng 270 km2 của hồ để chặn lũ từ gốc mà chỉ cần nâng cao trình mực nước gia cường lên không nhiều. Tổng chi phí đầu tư thấp hơn các phương án xả lũ về sông Vàm Cỏ. Chống ngập cho hạ lưu sông Sài Gòn. Diện tích chiếm đất vĩnh viễn nhỏ nhất nên bảo vệ được quỹ đất miền Đông Nam Bộ. Giải tỏa di dời các cơ sở chăn nuôi và chế biến ven hồ nên vừa kết hợp được việc bảo vệ hồ với chất lượng nước hồ…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo