xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khả năng động đất ở VN: Lo ngại công trình trước năm 1990

Bảo Trân ghi

(NLĐO)- Đây là khẳng định của Cục trưởng Giám định nhà nước nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) Lê Quang Hùng.

img

Cục trưởng Giám định nhà nước nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) Lê Quang Hùng

- Phóng viên: Xin ông cho biết, khả năng chống chịu của các công trình xây dựng VN được thực hiện theo nguyên tắc nào?

-
Ông Lê Quang Hùng: Hiện nay các công trình xây dựng hiện nay đều có thiết kế bảo đảm khả năng chống động đất. Theo quy định tiêu chuẩn, những công trình nào ở nơi có khả năng xảy ra chống động đất tới 7 MSK (cấp 12 là cấp độ cao nhất của thang này) bắt buộc phải thi công chống động đất.

Những vùng dao động trong khoảng cấp 5-6 MSK thì tùy theo tầm quan trọng để quyết định hoặc có những giải pháp để kháng chấn. Còn những vùng có nguy cơ xảy ra dưới 5 MSK thì không yêu cầu. Tuy nhiên, từ cấp 5 MSK trở lên là con người có thể cảm nhận được, còn thực tế thì phải đến cấp 7 MSK mới xuất hiện về hư hại. Do vậy, từ cấp này trở lên mới yêu cầu là có biện pháp kháng chấn, đặc biệt là đối với nhà cao tầng.

Đến nay, kết quả  nghiên cứu cho thấy vùng Hà Nội là có khả năng xảy ra động đất  cấp 7 MSK, thuộc vùng cần có thiết kế kháng chấn, mặc dù chưa ghi nhận số liệu nào cho thấy đã xảy ra tới cấp này, nhưng ở trên toàn quốc thì có.

Căn cứ trên bản đồ, người ta có thể tính được chính xác tới mức ở từng quận huyện. Thậm chí còn có thể cho từng vị trí công trình. Trên thực tế, các công trình ở VN đã được xây dựng có thiết kế kháng chấn, đặc biệt là Hà Nội.
Cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra sự an toàn của công trình, trong đó có nội dụng quan trọng là động đất. Cho đến nay đều nhận thấy chủ đầu tư đều tuân thủ quy định này. Đặc biệt đối với những công trình có quy mô lớn.

-  Các khu nhà tái định cư cao tầng vốn được người dân ta thán về chất lượng liệu có chống chịu được động đất, thưa ông?

-
Thiết kế kháng chấn là không phân biệt công trình nào, dù khách sạn, nhà ở hay khu cao tầng… Chất lượng công trình tái định cư nếu có băn khoăn thì chỉ là ở khâu hoàn thiện, còn phần chịu lực thì không phải lo.

- Đối với chung cư cũ?

-
Đây đúng là vấn đề phải suy nghĩ. Về quy định của pháp luật, từ năm 1995 trở về đây tương đối hoàn thiện, việc xây dựng theo công nghệ mới nên có thể kiểm soát được.

Còn những công trình từ năm 1990 trở về trước cần phải phân biệt hai dạng: những công trình có tầm quan trọng được nước ngoài hỗ trợ thiết kế thi công xây dựng về cơ bản đã tính đến động đất; số công trình do VN tự xây dựng đúng là những công trình này cần có ứng xử khác. Phải có kiểm tra, chủ động cải tạo hay đập đi xây mới.

- Bộ Xây dựng đã có đề xuất nào đối với những công trình “mong manh” này, thưa ông?

-
Qua đợt động đất vừa rồi, đặc biệt ở động đất ở Nhật Bản mới đây, Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất, đánh giá toàn diện, có hệ thống đối với toàn bộ công trình nhà cửa, đập thủy lợi, cầu cống…và có biện pháp phù hợp với những công trình đã xây dựng. Tuy nhiên, từ trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo, qua đó sẽ có biện pháp chỉ đạo theo hướng sẽ kiểm tra gắt gao, phân loại rõ ràng, có thể những xem xét tiến tới lộ trình thực hiện cải tạo, đập đi xây lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo