xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khẩn trương kiểm tra chống động đất

Bảo Trân

Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nguy cơ động đất ở Việt Nam là không lớn nhưng với tình trạng biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng phức tạp thì phải có phương án chủ động.

Ngày 31-3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị trực tuyến “Tổng kết công tác phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn năm 2010, triển khai nhiệm vụ 2011” với các bộ ngành và địa phương. Dự báo năm 2011, tình hình mưa bão, thiên tai và biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, trong khi công tác PCLB lại bộc lộ nhiều bất cập.
 
Khả năng ngăn lũ của rừng kém
 
Đánh giá lại công tác PCLB năm 2010, Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương nhận định năm 2010, bão, lũ đã làm 273 người chết, 96 người mất tích, ước tính thiệt hại khoảng 16.000 tỉ đồng.
 
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, ông Cao Đức Phát, nhìn nhận qua các đợt thiên tai xảy ra trong năm 2010, công tác PCLB đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là chưa dự báo được thiên tai nguy hiểm, xảy ra nhanh nên gây nhiều khó khăn cho công tác PCLB.
 
img
Cây cầu duy nhất vào xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
bị cơn bão lịch sử 2010 cuốn phăng. Ảnh: QUANG NHẬT
Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, phàn nàn: “Công tác dự báo cần chính xác hơn, chứ vừa qua, cơ quan khí tượng cứ thông báo nhiều lần đây là đợt rét cuối cùng nhưng đến nay vẫn còn rét”.
 
Ông Sơn lo ngại với tình trạng rừng hiện nay. “Dự án rừng trồng mới chỉ đạt số lượng diện tích phủ xanh, còn chất lượng rừng rất kém. 10 năm trước, khi đạt đỉnh lũ thì 48 giờ sau nước mới đầy các hồ chứa nhưng nay chỉ 4 giờ nước đã đầy hồ” - ông Sơn nói.
 
Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, ông Điện Minh Tâm, cho rằng công tác điều hành liên hồ chứa trên sông Ba Hạ còn nhiều bất cập cũng là nguyên nhân làm mưa lũ thêm trầm trọng.
 
Bên cạnh đó, quy định hiện nay là khi vận hành mở các cửa xả hồ chứa phải thông báo trước 2 giờ là quá ngắn đối với địa phương ở hạ du triển khai PCLB.
 
Hỗ trợ dân xây nhà kiên cố
 
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng nhận định năm 2011, tình hình mưa lũ, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có những diễn biến phức tạp.
 
Trong năm nay, sẽ có 5-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam. Tuy nhiên, đáng lưu ý là mùa mưa bão năm nay sẽ bắt đầu sớm hơn năm 2010, khoảng tháng 5-6 sẽ bắt đầu mùa mưa lũ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, tháng 6-7 ở Nam Trung Bộ.
 
Ở Tây Nguyên và Trung Bộ, đỉnh lũ tương đương năm 2010, còn Nam Bộ đỉnh lũ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm.  Ông Cao Đức Phát cũng đề nghị có cơ chế chính sách trình Chính phủ hỗ trợ mỗi gia đình ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai xây 1 gian nhà kiên cố chống bão có 2 tầng vượt lũ.
 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định từ 10 năm trở lại đây, tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng cực đoan, tần suất động đất, sóng thần, bão lũ nhiều hơn.
 
Do vậy cần có nghiên cứu khoa học một cách bài bản, hệ thống. Đồng thời phải có giải pháp tiên liệu đến từng phương án cụ thể, tính đến cả trường hợp xấu nhất có thể xảy ra để phòng chống.
 
Bộ ngành, địa phương nhanh chóng nâng cấp hệ thống dự báo, thông tin liên lạc hiện đại, kịp thời. Đồng thời rà soát các phương tiện cứu hộ cứu nạn, kiểm tra các hồ chứa…
 
Đặc biệt, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng khẩn trương tổng rà soát nhà cao tầng và kiểm tra tiêu chuẩn thiết kế chống động đất trong các công trình xây dựng.
 
Theo Phó Thủ tướng, nguy cơ động đất ở Việt Nam là không lớn nhưng với tình trạng biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng phức tạp thì phải có phương án chủ động.
 

Kiểm tra công trình cao tầng cũ

 
Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) Lê Quang Hùng cho biết: Khả năng kháng chấn của các công trình xây dựng từ năm 1995 trở đi tương đối hoàn thiện. Còn những công trình từ năm 1990 trở về trước chia làm hai dạng: những công trình có tầm quan trọng được nước ngoài hỗ trợ thiết kế thi công xây dựng về cơ bản đã tính đến động đất; còn một số công trình do Việt Nam tự xây dựng phải kiểm tra, chủ động cải tạo hoặc xây mới.

Theo quy định tiêu chuẩn, những công trình nào ở nơi có khả năng xảy ra động đất tới 7 MSK (cấp 12 là cấp độ cao nhất của thang này) bắt buộc phải thi công chống động đất. Vùng cấp 5-6 MSK thì tùy theo tầm quan trọng để quyết định hoặc có giải pháp kháng chấn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo