xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khắp nơi dư cấp phó

Bảo Trân

Tỉ lệ từ cấp phó phòng trở lên/công chức ở Bộ Công Thương là 3/4; Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ là 3/5...


Đoàn Giám sát của Quốc hội vừa làm việc với Chính phủ để hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016 (báo cáo) hôm 7-8.

Tăng chứ không giảm

Điểm đáng chú ý là dự thảo nêu rõ tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính tăng. Đặc biệt, cơ cấu tổ chức phổ biến theo mô hình truyền thống, gồm: Tổng cục, cục, vụ, văn phòng, thanh tra, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong tổng cục cũng có cục, vụ, văn phòng; trong cục, vụ, văn phòng có các chi cục, phòng, ban… Cơ cấu này tạo ra rất nhiều tầng nấc.

Báo cáo dẫn ví dụ một nội dung chuyên môn do chuyên viên xử lý để được báo cáo lên bộ trưởng thường qua quy trình: Chuyên viên soạn thảo - phó phòng cho ý kiến - trưởng phòng cho ý kiến - phó vụ trưởng cho ý kiến - vụ trưởng cho ý kiến - thứ trưởng duyệt văn bản - bộ trưởng xử lý, ký văn bản (ở cấp tổng cục thì trước khi trình thứ trưởng còn phải xin ý kiến của phó tổng cục trưởng, tổng cục trưởng).

Khắp nơi dư cấp phó - Ảnh 1.

Đại diện đoàn giám sát báo cáo kết quả Ảnh: Nguyễn Nam

Số đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng rất lớn, gồm 198 đơn vị (tổng cục, cục và văn phòng). Tính đến tháng 12-2016, tỉ lệ cục, tổng cục so với tổng số vụ và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trung bình là 50%, trong đó có 8 bộ có tỉ lệ trên 50%. Việc có nhiều tổ chức bên trong bộ được đánh giá ưu điểm là tăng cường tính chuyên môn hóa đối với từng mảng công việc, lĩnh vực quản lý, tăng tính cẩn trọng trong quyết định của bộ trưởng do có sự tham mưu của bộ máy giúp việc. Song, có thể dẫn đến tình trạng "bộ trong bộ", các lĩnh vực công tác bị chia nhỏ, cắt khúc, thiếu tính bao quát chung; tổ chức bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhân lực cũng như kinh phí chi cho công tác quản trị tăng trong khi nguồn lực phân tán, thiếu tập trung, không được sử dụng và phát huy hiệu quả tối đa...

Trong 5 năm (2011-2016), số đơn vị hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tăng 28 đơn vị, số đơn vị hành chính trực thuộc tổng cục tăng 822 đơn vị. Bên cạnh đó, nổi lên xu hướng nâng cấp vụ lên cục diễn ra nhanh ở nhiều bộ (29 cục được thành lập), trong đó có những bộ tăng nhiều như Bộ Công an (tăng 7 cục), Bộ Tư pháp (tăng 4 cục)...

Ào ạt vượt biên chế

Bộ máy cồng kềnh, quá nhiều đầu mối đã làm số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên rất lớn, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý với số tham mưu. Vào năm 2011, tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ số công chức giữ vị trí quản lý từ cấp phòng trở lên (gồm cả hàm) là 12.216 người (tỉ lệ 1/6, tức là 6 người thì có 1 cán bộ quản lý). Nhưng đến tháng 12-2016, số công chức quản lý đã lên con số 13.556 người, tỉ lệ nâng lên 1/5.

Cùng với đó, ở các vụ, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng từ 3.871 người (năm 2011) lên 4.619 người (cuối năm 2016), tỉ lệ là 1/2 và 4/7. Những ngành đứng hàng đầu về tỉ lệ công chức giữ chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên/công chức ở Bộ Công Thương là 3/4; Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ là 3/5. Ở Hà Giang, tỉ lệ này là 3/4; Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Kiên Giang là 1/2...

Thậm chí một số vụ, đơn vị thuộc bộ có số lượng cấp phó vượt quá quy định của Luật Tổ chức Chính phủ. Ví dụ: Bộ Giao thông Vận tải (tính đến ngày 31-12-2016) có Cục Quản lý xây dựng đường bộ và Cục Quản lý đường bộ cao tốc đều có 4 cấp phó; Bộ Công Thương có Cục Công nghiệp địa phương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục QLTT (4 phó); Bộ Tài chính có 12/20 vụ, đơn vị thuộc bộ có số phó vụ trưởng vượt quá quy định (Vụ Pháp chế có 5; một số vụ, đơn vị khác là 4).

Mục tiêu tinh giản biên chế cũng được xác định tại nhiều văn bản của Đảng, nhà nước song kết quả chưa được bao nhiêu, thậm chí vượt chỉ tiêu giao. Không chỉ ở địa phương mà cả trung ương cũng thực hiện không nghiêm túc quy định về quản lý biên chế. Đến hết năm 2016, tổng số lượng người làm việc vượt biên chế tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 3.137 người (vượt 3,5%), tại các cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 1.234 người (vượt 8,6%). Chưa hết, 7 bộ sử dụng quá số biên chế được giao ở các tổng cục; 14 bộ, cơ quan ngang bộ sử dụng quá số biên chế được giao ở các vụ, cục.

Đáng nói là có những bộ sử dụng vượt với tỉ lệ rất cao (từ 1/3 - 1/2 số biên chế được giao). Điển hình như các tổng cục thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sử dụng vượt 1.936/5.998 biên chế. Các tổng cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng vượt 141/309 biên chế. 31/63 tỉnh, thành phố sử dụng vượt tổng số 6.376 biên chế tại các đơn vị hành chính thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Nhiều tỉnh, thành phố vượt với tỉ lệ rất cao như TP HCM vượt 1.434/4.822, (29,74%); Hải Phòng, Quảng Ninh đều vượt trên 19%, Khánh Hòa tới 45,68% và Bạc Liêu đến 51,46%.

Tiếp tục đề nghị bổ sung biên chế!

Theo kết quả giám định, từ năm 2015 đến ngày 31-12-2016, mặc dù thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị nhưng số biên chế sự nghiệp vẫn tăng 5.401 người. Tổng số viên chức thực tế có mặt vượt biên chế là 9.164 người.

Còn theo số liệu tổng kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, số lượng người làm việc theo hợp đồng lao động ký theo Nghị định 68/2000 ở các bộ, ngành, địa phương vượt chỉ tiêu được giao đến 45.152 người (tăng 56,75% so năm 2015). Thậm chí, một số bộ, ngành, địa phương vẫn tiếp tục đề nghị bổ sung biên chế, như các bộ: Xây dựng, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo