xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khổ vì công trình, sáng kiến

Phan Anh - Đặng Trinh

Nhiều viên chức ở TP HCM sẽ bị xem là không hoàn thành nhiệm vụ vì không có ít nhất một công trình, đề tài, sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả

UBND TP HCM vừa tiếp tục đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ có hướng dẫn những điểm chưa phù hợp trong các quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Tạo tâm lý hoang mang

Cụ thể, quy định tại điểm đ, khoản 1, điều 25, Nghị định 56 ngày 9-6-2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức nêu: đối với viên chức đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ (điều 26) và hoàn thành nhiệm vụ (điều 27) phải “có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận”.

UBND TP HCM nhận thấy quy định trên không phù hợp với tình hình thực tế công việc. Bởi lẽ, nhiều viên chức đạt được tất cả tiêu chí, hoàn thành rất tốt nhiệm vụ, kể cả nhiệm vụ đột xuất nhưng không có công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến trong năm thì sẽ rơi vào mức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không biết đánh giá, kết luận ở mức nào. Điều này tạo nên tâm lý hoang mang và không yên tâm công tác; đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Do đó, trong thời gian chờ điều chỉnh hoặc sửa đổi nghị định, trước mắt, trong năm 2016, UBND TP HCM đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ có văn bản thông báo theo hướng tạm thời cho phép chưa áp dụng tiêu chí nêu trên trong đánh giá và phân loại đối với viên chức.

Minh họa: KHỀU
Minh họa: KHỀU

Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết đây không phải là lần đầu tiên TP HCM kiến nghị trung ương điều chỉnh một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị định 56. Trước đó, qua thực tế công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn, UBND TP đã có Công văn 7991 ngày 21-12-2015 đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ có văn bản điều chỉnh, hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp. Đến nay, Chính phủ và Bộ Nội vụ vẫn chưa có ý kiến trả lời.

Theo ông Lê Hoài Trung, trước kiến nghị mới nhất của TP HCM, Bộ Nội vụ vẫn chưa có văn bản trả lời nên phải căn cứ theo nghị định của Chính phủ để thực hiện. Như vậy, viên chức muốn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều phải có sáng kiến được hội đồng có thẩm quyền của đơn vị đang công tác công nhận. “Nghị định của Chính phủ thì phải chấp hành nhưng khi triển khai thấy chưa phù hợp, mình có quyền kiến nghị sửa đổi” - ông Trung giải thích.

Khó khăn chất chồng

“Lo lắng và hoang mang” là tâm trạng chung của nhiều giáo viên (GV) khi chúng tôi đề cập quy định này. Bởi lẽ, để được công nhận sáng kiến kinh nghiệm, GV phải vượt qua “ải” là thông Thông tư 35 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về tiêu chí khen thưởng. Nhiều GV cho rằng khó khăn chồng chất khó khăn, có khi cả năm lao động, giảng dạy vất vả nhưng chỉ vì thiếu sáng kiến kinh nghiệm mà bị xếp vào diện không hoàn thành nhiệm vụ.

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), cho biết hiện trường chưa áp dụng đánh giá theo tiêu chí của Nghị định 56 nhưng đã áp dụng tiêu chí đánh giá, xếp loại theo Thông tư 35. Theo thông tư này, việc công nhận sáng kiến kinh nghiệm của GV sẽ được điều chỉnh theo hướng phát huy năng lực, tay nghề: GV dạy giỏi các cấp tương đương danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Ngoài ra, GV có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học cũng được hiểu là sáng kiến kinh nghiệm và được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ đã mở rộng thêm đối tượng là GV, giảng viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 1 học sinh, sinh viên đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba hoặc huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu hoặc GV, giảng viên đoạt giải nhất, nhì, ba trong các hội thi do cấp tỉnh, bộ tổ chức.

Theo bà Hà, Thông tư 35 đang khiến nhiều GV băn khoăn khi khống chế tỉ lệ 15%. Cụ thể, quy định tỉ lệ “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu “lao động tiên tiến” của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý là quy định kiên quyết của bộ nhằm thay đổi cơ chế khen thưởng lâu nay chỉ tập trung vào các lãnh đạo. Tỉ lệ này khiến danh hiệu ở các trường bị giảm khi nhiều GV rất xuất sắc, năm nào cũng giỏi nhưng họ ngại đăng ký xét thi đua vì không chuộng hình thức. Rõ ràng, sáng kiến kinh nghiệm rất dễ rơi vào hình thức, không có giá trị phản ánh gì.

Ông Lê Thanh Tòng, Hiệu trưởng Trường THPT Bà Điểm (huyện Hóc Môn), cho biết để đăng ký chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, GV phải có sáng kiến kinh nghiệm. Thực tế, dù thành lập hội đồng nghiệm thu nhưng ai kiểm tra được những sáng kiến đó có bao nhiêu cái ứng dụng được trong thực tế, có lợi và thiết thực với học sinh? Hơn nữa, tỉ lệ 15% này quá ít và rất khó để bình chọn. Mỗi đơn vị bị giảm đi nhiều nhưng quan trọng nhất là tỉ lệ đó không khuyến khích, động viên được các GV trẻ.

“Nhiều GV trẻ phấn đấu rất tốt, rất giỏi nhưng khi bình bầu vẫn thua các GV công tác lâu năm, chưa nói đến hiệu trưởng và hiệu phó” - ông Tòng nêu thực trạng.

Bất cập, hình thức

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 10 bày tỏ tâm tư khi cả năm lao động vất vả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà không có sáng kiến kinh nghiệm thì lại không được xếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

“Như vậy thì quá bất cập và hình thức. Nếu xem sáng kiến kinh nghiệm là một nghiên cứu khoa học thì rất khó để làm mỗi năm một công trình. Cấp tiểu học không được tổ chức thi học sinh giỏi; các hội thi toán, tiếng Anh trên internet chỉ là sân chơi, không đem vào xét thi đua. GV làm công tác chủ nhiệm, dạy thật tốt mà không làm sáng kiến kinh nghiệm thì cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu vớt vát, hội đồng khoa học chấm sáng kiến của GV trong trường thì cũng chỉ được một năm. Năm khác sẽ ra sao? Còn nếu vì danh hiệu, viết bừa thì chỉ là hình thức đối phó. Nếu không sửa đổi quy định thì rất dễ dẫn đến việc GV chỉ tập trung vào viết sáng kiến để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, còn chuyên môn chỉ là phụ” - vị này băn khoăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo