xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không chấp nhận dìm vật chất xuống biển

Hồng Ánh - Kỳ Nam

Nhiều ý kiến chuyên gia thể hiện sự lo ngại nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường biển nếu việc nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân được thực hiện

Một lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết đến ngày 24-7, cơ quan này đã chuyển ý kiến của các nhà khoa học về việc nhận chìm vật chất ở biển Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đến Ban Tuyên giáo trung ương. Đây là kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức.

"Đó là điều quá nguy hiểm"

Ông Nguyễn Thành Nhơn, Trưởng Phòng Khoa học, hợp tác quốc tế và Đào tạo của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, cho biết sau khi nhận được yêu cầu lấy ý kiến của Ban Tuyên giáo trung ương, viện đã gửi các phiếu khảo sát cho các nhà khoa học. "Hầu như mọi người không đồng ý việc nhận chìm vật chất vì lo ngại ô nhiễm môi trường, liên quan đến bảo tồn và những vấn đề khác. Riêng bản thân tôi cũng không đồng ý" - ông Nhơn nói.

Còn ông Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản III, cho rằng để đánh giá tường tận việc "nhận chìm" ấy ảnh hưởng đến mức độ nào thì phải có căn cứ khoa học cụ thể.

Trong khi đó, ông Võ Thiên Lăng - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, hội viên Hội Khoa học kỹ thuật biển - kịch liệt phản đối vì theo ông, nó ảnh hưởng cả khu vực biển miền Trung. "Đây là vùng biển có hiện tượng nước trồi độc đáo, đã tạo nên một hệ sinh thái biển phong phú, tôm cá từ các nơi về đây sinh sản. Đưa khối lượng rất lớn chất nạo vét nhận chìm xuống biển thì chắc chắn sẽ phá vỡ môi trường sinh thái hiện có. Hiện tượng nước trồi ở đây sẽ không còn tác dụng nữa, cá tôm sẽ đi hết" - ông Lăng nêu ý kiến.

Theo ông Lăng, không có một cơ sở khoa học nào để bảo đảm an toàn cho môi trường biển ở đây, trong việc nhận chìm chất nạo vét. "Sao không nghĩ cách nào khác mà cứ nghĩ chuyện đổ xuống biển. Vậy mà họ vẫn làm thì không biết có lợi ích nhóm nào ở đây hay không? Tôi không hiểu vì sao Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vẫn cứ cấp phép" - ông Lăng nhìn nhận.

Không chấp nhận dìm vật chất xuống biển - Ảnh 1.

Vùng biển Vĩnh Tân, nơi nuôi sống hàng ngàn ngư dân có nguy cơ bị ô nhiễm khi việc nhận chìm chất nạo vét được thực hiện Ảnh: Trung Thành

"Mượn hơi" nhà khoa học

Liên quan đến việc này, ngày 24-7, một số báo mạng nêu ý kiến ông Phan Ngọc Cẩm Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, "trần tình" về việc có tên PGS-TS Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học - trong danh sách những người tham gia dự án nhận chìm chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân.

Theo đó, ông Thành cho rằng mình được báo cáo trong giai đoạn đầu khi xây dựng dự án từ tháng 8-2016, trung tâm quy hoạch (đơn vị tư vấn) đã mời PGS-TS Nguyễn Tác An tham gia với mong muốn nội dung của dự án được lập một cách cẩn trọng, xem xét mọi khía cạnh với các đánh giá khoa học của các chuyên gia hàng đầu. Rất tiếc, vì lý do sức khỏe, PGS-TS Nguyễn Tác An đã không thể tham gia.

Để làm rõ về điều này, chiều cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã có buổi tiếp xúc với PSG-TS Nguyễn Tác An. Ông tỏ ra bất ngờ với cách giải thích của đại diện chủ đầu tư dự án. Một lần nữa, ông khẳng định không hề được ai mời tham gia dự án "nhận chìm vật chất" của Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. "Nếu có mời thì tôi phải nghe, phải thấy, phải biết chứ. Tôi không biết gì hết. Chuyện này như kiểu là mắm mà cứ kéo ra ngửi" - PGS-TS Nguyễn Tác An trào phúng.

Liên quan đến việc "kê khống" 3 nhà khoa học vào danh sách các thành viên tham gia dự án nhận chìm chất nạo vét, một PGS-TS từng công tác tại Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo Việt Nam nói: "Tư vấn liều quá. Chắc vụ này tư vấn sẽ rất mệt đây. Tôi cũng làm công tác quản lý khoa học mấy năm nay nhưng chưa thấy có trường hợp nào như vậy". 

Đánh giá hiện trạng biển có khách quan?

PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho biết sáng 25-7 tại Hà Nội, Viện Hải dương học sẽ có báo cáo với Bộ TN-MT liên quan đến việc khảo sát, đánh giá hiện trạng khu vực biển cấp phép nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét tại Bình Thuận được thực hiện từ ngày 18-7 và kéo dài trong 4 ngày. Viện Hải dương học Nha Trang cũng là đơn vị được Ban Tuyên giáo trung ương lấy ý kiến về dự án nhận chìm chất nạo vét này. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng Viện Hải dương học Nha Trang là đơn vị giám sát độc lập nên không thể nói đồng ý hay không đồng ý. "Độc lập ở đây là chúng tôi làm việc với Bộ TN-MT. Bộ TN-MT giao nhiệm vụ, kế hoạch và chúng tôi dự toán kinh phí trình Bộ TN-MT. Lấy nguồn vốn từ đâu là việc của bộ".

Khi phóng viên đặt vấn đề Bộ TN-MT giao nhiệm vụ cho viện, trong khi Bộ TN-MT cấp phép cho việc nhận chìm này, như vậy việc giám sát của Viện Hải dương học có được khách quan? Ông Tuấn cho rằng: "Hãy hỏi Bộ TN-MT. Tôi là cơ quan thực thi, không bình luận về việc đấy".

Đề nghị tái sử dụng chất nạo vét

Chiều 24-7, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, cho biết đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng xin ý kiến chỉ đạo về việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin nhận chìm 1 triệu m3 vật chất nạo vét xuống biển. Tỉnh ủy Bình Thuận đề nghị trung ương chỉ đạo các cơ quan độc lập thẩm định để có kết quả khách quan, khoa học về vấn đề trên. Tỉnh ủy Bình Thuận đề nghị phương án dùng bê-tông cốt thép làm kè chắn lấn biển ở những khu vực bị sạt lở ven bờ, sau đó đổ chất nạo vét vào. Phương án này có nhiều mặt lợi hơn là đổ xuống biển.

Cũng theo ông Hùng, qua thông tin báo chí, có doanh nghiệp đang đề nghị với Bộ TN-MT cho phép nhận chìm khoảng 2,4 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân nên tỉnh đề nghị Bộ TN-MT không cấp phép để xem xét cẩn trọng hơn.

L.Trường

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo