Dù Thông tư 33 quy định chi tiết song rất khó thực hiện đúng nếu thiếu sự tự giác và giám sát, kiểm tra việc tuân thủ. Ảnh: Hồng Thúy
Bán thịt phải có tủ lạnh
Theo Thông tư 33, động vật sau khi giết mổ ở dạng nguyên con hoặc pha lọc; phụ phẩm gồm toàn bộ đầu, đuôi, chân, da, mỡ và phủ tạng ăn được của động vật phải được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc từ 0oC - 5oC trong khoảng thời gian nhất định và vẫn giữ nguyên đặc tính tự nhiên vốn có của nó.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần, điểm đáng chú ý của Thông tư 33 là quy định không được dùng hóa chất để bảo quản thịt và phụ phẩm. Đối với thịt và phụ phẩm được bảo quản ở nhiệt độ 0oC - 5oC, chỉ được bày bán trong vòng 72 giờ kể từ khi giết mổ. Riêng phụ phẩm là dạ dày, ruột non và ruột già bảo quản ở nhiệt độ 0oC - 5oC chỉ được bày bán trong vòng 24 giờ kể từ khi giết mổ.
Để bảo đảm an toàn, thịt và phụ phẩm được bày bán phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem kiểm tra vệ sinh thú y và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định.
Khó kiểm soát
Nhiều hộ kinh doanh thịt tại Hà Nội cho rằng rất khó thực hiện Thông tư 33 của Bộ NN-PTNT. Theo bà Hoa, chủ một điểm kinh doanh thịt trên phố Hòe Nhai (quận Ba Đình), thịt được nhập từ sáng sớm và bán đến chiều tối may ra mới tiêu thụ hết thì quy định “8 giờ” là bất khả thi. “Khắp Hà Nội và ở nhiều nơi, thịt được bày bán trong các ngõ xóm, cơ quan chức năng muốn cũng chẳng thể kiểm tra hết” - bà Hoa nói.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho biết quy định của Thông tư 33 là nhằm nhanh chóng “làm sạch” mâm cơm của người dân. Theo ông Dương, trong điều kiện bình thường, sau 8 giờ giết mổ, chất lượng thịt sẽ suy giảm và rất dễ nhiễm vi khuẩn. Thậm chí, nhiều nước phát triển còn bắt buộc kinh doanh thịt phải bảo quản trong thiết bị giữ lạnh từ 0oC - 5oC. “Trong tương lai, không thể tồn tại mãi cảnh người dân luôn nơm nớp với thịt bẩn mà phải tiến tới tiêu dùng an toàn, văn minh” - ông Dương khẳng định.
“Làm sạch” mâm cơm Theo Thông tư 33, người giết mổ, vận chuyển và buôn bán thịt phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp, có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khi pha lọc, bán hàng, bốc dỡ thịt và phụ phẩm; không được ngồi trên quầy bán thịt; phải rửa tay bằng xà phòng trước khi pha lọc, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm. |
Bình luận (0)