Việc nuôi hổ của các cơ sở này chủ yếu là phục vụ cho mục đích gây nuôi để bảo tồn loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, phục vụ công tác khoa học, tham quan, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm trong cộng đồng, tuyệt đối không sử dụng cho mục đích kinh doanh thương mại. Quá trình nuôi thí điểm bước đầu đã có những thành công cho mục đích bảo tồn, gây nuôi sinh sản.
Ông Nguyên cũng cho biết hằng năm, lực lượng kiểm lâm đều phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, đôn đốc các chủ cơ sở nuôi thú hoang dã thực hiện các biện pháp bảo đảm tuyệt đối cho người và đàn thú. Tuy nhiên, việc cho nuôi thí điểm động vật hoang dã trong điều kiện không có các quy chuẩn về nuôi thú dữ khiến lực lượng kiểm lâm gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý Nhà nước. Tháng 6 vừa qua, khi kiểm tra ở 3 cơ sở nói trên, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh vẫn kiến nghị UBND tỉnh, Bộ NN-PTNT và Cục Kiểm lâm cho phép Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương gia hạn các giấy chứng nhận đăng ký nuôi thí điểm động vật hoang dã cho cả 3 cơ sở nói trên.
Bình luận (0)