xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm giấy khó tránh ô nhiễm

Phương Nhung thực hiện

Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), cho rằng làm công nghiệp giấy cũng như những ngành khác khó tránh ô nhiễm nhưng vấn đề quan trọng là xử lý ô nhiễm thế nào. Nếu không thì ai làm nữa và nền kinh tế không có sản xuất

Phóng viên: Ông có thể nêu một vài nét đáng chú ý về quy hoạch ngành giấy của Việt Nam?

Ông Phan Chí Dũng
Ông Phan Chí Dũng

- Ông Phan Chí Dũng: Quan điểm quy hoạch ban đầu là quy hoạch cứng nhưng trong quá trình thực tiễn thấy các địa điểm mình bố trí thì doanh nghiệp (DN) thấy không hợp. Đến giai đoạn cách đây 10 năm, tất cả quy hoạch sản phẩm như giấy, dệt may, da giày, sứ… đều là quy hoạch mềm, tức là không định vị nhà máy nhưng xác định nhu cầu của từng vùng. Báo chí cứ nói sao dự án này không có quy hoạch, vì sao lại bổ sung vào quy hoạch…, như dự án Nhà máy Lee & Man chẳng hạn. Cần phải nói lại rằng quan điểm mới được Chính phủ đưa ra là quy hoạch chính là thị trường. Người ta làm đều dựa vào thị trường. Có nhu cầu, có đủ điều kiện là làm dự án nên dự án đặt ở đâu là quyền của nhà đầu tư.

Có một điều đáng lưu ý là giai đoạn này, gần như chúng ta xác định sẽ bỏ quy hoạch sản phẩm mà để thị trường điều tiết. Song, theo tôi, dù bỏ quy hoạch thì cũng phải có dự báo để nhà đầu tư có cơ sở, định hướng để xác định được bước đi.

Xét về góc độ thị trường và nguồn nguyên liệu thì việc triển khai các nhà máy giấy có hiệu quả không, nhất là khi chúng ta đã có bài học từ dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam - một trong 12 dự án thua lỗ, “đắp chiếu” của Bộ Công Thương?

- Tất cả các dự án giấy được xây dựng đều do nhu cầu của chúng ta. Một góc độ khác cần phải nhìn là trước đây mình không quan tâm đến khía cạnh giấy bao bì mà chỉ quan tâm đến giấy in, giấy viết, giấy in báo. Nhưng các loại giấy in, giấy báo hiện nay cung đang vượt cầu, giá không cạnh tranh, hàng ngoại tràn vào. Có vài nhà máy giấy báo phải đóng cửa nhưng chỉ có giấy bao bì đang phát triển, nhu cầu tăng rất mạnh. Mỗi năm đang cần khoảng hơn 3 triệu tấn giấy bao bì mà mình mới sản xuất được 1,5 triệu tấn và nhập 1,6-1,8 triệu tấn. Dư địa vẫn còn nên có thể có một số dự án giấy sẽ vào Bình Dương tới đây nếu như được cho phép.


Nhà máy giấy Lee & Man nằm ven sông Hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình vận hành thử Ảnh: Công Tuấn

Nhà máy giấy Lee & Man nằm ven sông Hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình vận hành thử Ảnh: Công Tuấn

Nếu vẫn quyết định theo quy hoạch thì chúng tôi sẽ bổ sung còn nếu không có quy hoạch nữa thì để thị trường quyết. Còn dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam là câu chuyện đặc biệt khác, nó được xây dựng trên cơ sở không có đầy đủ hiểu biết và không hề giống các dự án còn lại mà chúng ta thường đề cập như Lee & Man, Đại Dương…

Vì sao các dự án nhà máy giấy không gắn với vùng nguyên liệu mà thường chọn vị trí ven sông? Ông có thể giải thích rõ hơn về điều này?

- Đây cũng lại là câu chuyện quy hoạch. Trước đây, quan điểm quy hoạch giấy là bố trí nhà máy sát vùng nguyên liệu, tức là đều ở trên rừng. Nhưng giờ nhận thức lại thì thấy rất nguy hiểm, không hiệu quả kinh tế vì đặt ở đó chỉ lợi một khâu nhỏ là vận chuyển gỗ gần nhưng tất cả nguyên liệu, máy móc khác đều phải đưa từ đồng bằng lên rồi sau đó phải mang sản phẩm về đồng bằng tiêu thụ. Đó là bài học của Nhà máy Giấy Bãi Bằng.

Ở các nước, tất cả các dự án giấy đều gần biển hết vì xử lý nước thải đơn giản, vận chuyển nguyên liệu dễ. Ở ta, chọn sông hay biển cũng đều vì lý do tương tự. Nhưng vị trí có thể lựa chọn để có lợi ích kinh tế nhiều nhất, còn vấn đề quan trọng là phải xử lý môi trường, nếu không làm được thì dừng.

Cho nên cần tiếp cận vấn đề theo hướng nhà đầu tư phải bảo đảm không ô nhiễm môi trường. Còn cứ bảo làm công nghiệp giấy gây ô nhiễm mà không cho làm thì không ai làm gì nữa cả, nền kinh tế không có sản xuất. Tôi cho rằng cần xác định đã làm công nghiệp là có ô nhiễm, quan trọng là xử lý ô nhiễm thế nào và ta giám sát ra sao để ô nhiễm được giảm thiểu đến mức tối đa.

Ông nói vấn đề giám sát nhưng liệu năng lực giám sát của chúng ta có đủ?

- Đừng nghĩ mình làm được hết trong cơ chế phân công sâu như hiện nay. Tại sao Vinamilk làm tốt? Tất cả từ hợp đồng mua bán, vật tư, nguyên liệu đến hợp đồng xây dựng họ đều có tư vấn tư nhân nước ngoài làm, chúng ta chỉ xem họ đánh giá có đúng không để quyết thôi. Như vậy, sao không thuê tư vấn nước ngoài, tư vấn tư nhân? Chúng ta cũng có nhiều tư nhân giỏi chứ không phải không. Đó là bài học để quản lý.

Một thực tế cũng đáng lưu ý là vì sao các nhà thầu Trung Quốc thường trúng thầu và điều này có ảnh hưởng đến chất lượng dự án?

- Đấy là quan điểm đấu thầu của mình. Khi chúng tôi làm quản lý đầu tư bao giờ cũng có 2 bước, là gói kỹ thuật và gói tài chính. Nhưng tổng thầu của mình nếu bỏ giá rẻ thì đương nhiên có hậu quả về sau, chứ không phải câu chuyện Trung Quốc.

Đừng nói riêng Trung Quốc, vấn đề nhà đầu tư nào cũng thế thôi, làm không có bài bản thì “ăn đòn”!

Nếu ta làm bài bản thì sao họ qua được ta. Chưa kể, trong quản lý nhiều khi mình cũng không cương quyết.

Đủ điều kiện mới cho Lee & Man vận hành chính thức

Liên quan đến hiện tượng bụi gây ô nhiễm môi trường tại Nhà máy Giấy Lee & Man (Hậu Giang), báo cáo nhanh của Vụ Công nghiệp nhẹ cho biết nguyên nhân có thể do bụi phát sinh tại kho than và khu đất trống sau kho than. Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam đã tiến hành lắp đặt bao lưới chống bụi quanh kho than và trồng cây tại vị trí đất trống. Về tiếng ồn, công ty đã lắp đặt hệ thống cách âm. Còn với hiện tượng mùi hôi, công ty sẽ xứ lý bùn khô bằng cách đưa vào trộn với than để làm nguyên liệu cho nhà máy điện. “Công ty đang tiến hành chạy thử nghiệm và việc vận hành chính thức sẽ chỉ được tiến hành khi bảo đảm đủ điều kiện theo quy định” - báo cáo nêu rõ.

Đối với Nhà máy Giấy Đại Dương (Tiền Giang), báo cáo nhìn nhận sản phẩm chính dự kiến sản xuất là giấy duplex. Việc sản xuất này tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm do sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nên lo ngại của nhà khoa học và người dân về ô nhiễm môi trường là có cơ sở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo