xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạm phát cấp phó vì họp nhiều!

NGUYỄN QUYẾT - VĂN DUẨN - TÔ HÀ

Lạm phát cấp phó kéo dài ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, trong khi đội ngũ công chức tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, chỉ một dạ hai vâng

Đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) ngày 18-11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề tinh giản biên chế; cải cách công chức, công vụ; xử lý các tiêu cực trong thi tuyển công chức; việc bổ nhiệm cấp phó. Trong đó, nhiều nội dung đã được ĐB chất vấn tại các kỳ họp trước.

Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, lãng phí

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội), ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chất vấn về quan điểm và giải pháp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trước việc lạm phát cấp phó kéo dài ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, khiến bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, lãng phí và không đúng quy định của Chính phủ.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương nhận định tình trạng lạm phát cấp phó có phần liên quan đến hiện tượng bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ hưu và đặt câu hỏi: Bộ Nội vụ tham mưu cho Chính phủ những giải pháp nào để ngăn chặn vấn đề này?

 

ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM): Vì sao công chức lười nhác muốn thành lãnh đạo ngày càng nhiều?

ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM): Vì sao công chức lười nhác muốn thành lãnh đạo ngày càng nhiều?

 

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình: Đó là do sử dụng công chức chưa đúng trình độ, xử phạt không nghiêm.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình: Đó là do sử dụng công chức chưa đúng trình độ, xử phạt không nghiêm.

 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, các chức danh cấp phó trong thực tế đều vượt khung. Ở cấp bộ, số lượng thứ trưởng quy định là 4 nhưng hiện ở mức bình quân 5,4. Các cấp tổng cục, vụ, sở đều có quy định số lượng cấp phó là 3 nhưng bình quân thực tế là 3,69 với cấp tổng cục, 3,04 với cấp vụ và cấp sở là 3,06.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận một số cơ quan, tổ chức có quá nhiều cấp phó mà không thực sự xuất phát từ nhu cầu, thậm chí đây là hậu quả của việc bổ nhiệm bởi một lý do nào đó. Bộ Nội vụ đã đề nghị số lượng thứ trưởng ít nhưng các bộ lại đề nghị nhiều nên quan điểm hai bên không gặp nhau.

Bộ Nội vụ mong muốn có quy định “cứng”, bộ nào được mấy thứ trưởng, phải ghi cho rõ, chứ không để tình trạng này kéo dài. Theo bộ trưởng, nguyên nhân là do sức ép của công việc lãnh đạo điều hành của một số cơ quan, lĩnh vực. Nền hành chính nước ta họp hành nhiều, nhiều cuộc nếu không phân công cấp phó đi thì không được tham dự.

Bắt bệnh lười nhác, vô cảm của công chức

Mổ xẻ việc cán bộ thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng, ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) phản ánh người có năng lực không muốn vào khu vực nhà nước, trong khi những người kém năng lực lại tăng lên. “Vì sao số công chức tận tâm với công việc, sáng tạo trong công tác ngày càng ít nhưng số công chức lười nhác, chỉ một dạ hai vâng nhưng ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều?” - ĐB Đương tâm tư.

Cho rằng đây là một câu hỏi khó, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình lý giải nguyên nhân là do việc sử dụng cán bộ, công chức chưa đúng trình độ, năng lực của từng người; cơ chế thưởng phạt chưa nghiêm; chế độ đánh giá chưa đổi mới gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ chậm cải thiện. Mặt khác, việc tuyển dụng đầu vào có trường hợp chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ, chưa tuyển được người có năng lực, tâm huyết.

Để giải quyết việc này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đưa ra giải pháp đổi mới cơ chế đánh giá theo nguyên tắc cấp trên đánh giá cấp dưới; sử dụng, trọng dụng người có tài năng, có phẩm chất, làm được việc.

“Bộ Chính trị đã ra kết luận thông qua đề án và Bộ Nội vụ đang xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai để từ nay đến năm 2020, bảo đảm tuyển được khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ làm việc tại các cơ quan của Đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp. Đây cũng là bước đột phá trong công tác thu hút, trọng dụng nhân tài” - bộ trưởng nói. Đồng thời, Bộ Nội vụ đang hoàn thiện đề án về tinh giảm biên chế được Bộ Chính trị giao, hoàn thiện tờ trình để xin ý kiến trung ương trong kỳ họp tới.

Ở khía cạnh khác, ĐB Nguyễn Sỹ Cương cho hay cử tri phàn nàn nhiều về tình trạng xuống cấp đạo đức và nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức; giờ lại thêm căn bệnh mà nhiều người gọi đó là “bệnh vô cảm”. “Bộ trưởng có cho rằng đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và ngày càng tăng hay không?” - ĐB hỏi.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận có hiện tượng này song trong thực tế rất khó giải quyết vì “các quy định, văn bản pháp luật chỉ điều chỉnh cấm cái này, cấm cái kia, còn đạo đức thì phải quan tâm ở khía cạnh phạm trù đạo đức”.

Theo người đứng đầu ngành nội vụ, pháp luật còn những quy định cấm cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà, nhũng nhiễu, hách dịch với nhân dân. Thực hiện nghiêm các quy định đó của pháp luật chính là chống bệnh vô cảm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng nêu số liệu tổng hợp toàn diện năm 2013 về phân loại cán bộ, công chức. Theo đó, cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm 4,94%, không hoàn thành nhiệm vụ chiếm 0,46%. Với viên chức, chỉ 0,24% không hoàn thành nhiệm vụ. 23 bộ, ngành, địa phương báo cáo không có công chức nào bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Có 7 bộ, ngành, địa phương không có viên chức nào không hoàn thành nhiệm vụ.

Nghe báo cáo con số này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát, đánh giá để có được kết quả chính xác. “Dư luận vừa rồi cho thấy tình hình đánh giá của chúng ta còn có vấn đề, cho nên đề nghị phải tiến hành kiểm tra cách đánh giá và đổi mới cơ chế đánh giá” - Chủ tịch QH nói.

 

Chưa tinh giản biên chế, khó tăng lương

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) phản ánh chính sách tiền lương hiện còn thiếu công bằng, không minh bạch và chưa tạo được động lực cho người lao động có trình độ, năng lực làm việc.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình thừa nhận: Sau 10 năm thực hiện cải cách tiền lương đã phát sinh bất hợp lý.

Mức lương cơ sở thực hiện từ ngày 1-7-2013 là 1.150.000 đồng/tháng, mới đạt 50,5% bình quân mức lương tối thiểu vùng trong khu vực doanh nghiệp năm 2014. Điều này dẫn đến các mức lương, ngạch, bậc, chức vụ, tính cả 25% phụ cấp công vụ thì tiền lương hết tập sự của người tốt nghiệp đại học mới đạt 3,36 triệu đồng/tháng; còn bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng/tháng.

Vì vậy, theo ông Bình, hệ thống thang, bậc lương còn mang tính bình quân. Nguyên nhân là do tinh giản biên chế trong hơn 1 năm qua chưa đạt nhiều kết quả, kinh tế còn khó khăn nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương.

Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận xét trong vài năm tới, nếu bộ máy nhà nước cứ y thế này, đội ngũ công chức, viên chức tiếp tục tăng cho tới tận cơ sở thì không có cách gì tăng lương được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo