xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Lâm tặc” ngày càng lộng hành

Đình Thi - Cao Nguyên - Hoàng Thanh

Do quy định không được sử dụng phương tiện hỗ trợ nên khi “lâm tặc” manh động, có hung khí thì lực lượng bảo vệ rừng gần như chào thua

Chiều 10-8, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết vẫn chưa khởi tố vụ án gần 100 người tấn công lực lượng bảo vệ rừng làm 1 người chết và 2 người khác bị thương vào ngày 8-8 trên địa bàn xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Trong khi đó, theo Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, sức khỏe của 2 người bị thương là ông Tân Khoa (cán bộ Ban Quản lý rừng Nam Ban) và ông Triệu Văn Hiệp (Phó Ban Lâm nghiệp xã Phi Tô) đã ổn định.

Chống đối quyết liệt

Trước đó, ngày 1-7, tại tiểu khu 687B (lâm phần thuộc Ban Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) cũng xảy ra một vụ “lâm tặc” tấn công, uy hiếp cán bộ quản lý rừng nhằm giải thoát đồng bọn.

Ông Trần Văn Lương, Phó Ban Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam, kể: “Khi phát hiện một nhóm “lâm tặc” đang khai thác gỗ trái phép, tổ tuần tra vây bắt được 1 đối tượng. Sau đó, một nhóm gần 10 người quay lại mang theo hung khí và 1 can xăng bao vây tổ công tác, dọa tưới xăng đốt, đồng thời yêu cầu thả đối tượng bị bắt. Chúng giật được chìa khóa, mở còng tay, đưa đối tượng bị bắt trốn thoát. Sau đó, nhóm người này mang nhiều hung khí quay lại tấn công, tổ tuần tra phải trốn vào rừng”.

Ông Tân Khoa, cán bộ Ban Quản lý rừng Nam Ban, đang điều trị sau khi bị nhóm người manh động chém vào đầu, hôm 8-8 Ảnh: Đình Thi
Ông Tân Khoa, cán bộ Ban Quản lý rừng Nam Ban, đang điều trị sau khi bị nhóm người manh động chém vào đầu, hôm 8-8 Ảnh: Đình Thi

Còn theo ông Nguyễn Khắc Hùng, nhân viên bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Đắk N’tao (tỉnh Đắk Lắk), công ty này đang phải đối mặt với tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Có hơn 50 người dân ở đây phá rừng theo kiểu dồn công, hôm nay phá cho nhà này, mai phá cho nhà khác nên cơ quan chức năng rất khó xử lý. Ngày 25-4, trong lúc công ty đang dựng chốt bảo vệ rừng thì có khoảng 50 người dân kéo ra tháo dỡ chốt, buộc lực lượng bảo vệ rừng phải rút lui.

Chiều 2-6, tổ công tác của Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai phát hiện 4 người đi trên một thuyền sắt chở gỗ nên yêu cầu kiểm tra thì nhóm “lâm tặc” ập tới tấn công làm 2 kiểm lâm viên bị thương. Trong tháng 3, ông Phạm Văn Duy, một kiểm lâm viên, cũng bị tấn công bị thương ở đầu. Đối tượng tấn công khai do bị ông Duy bắt gỗ vào năm 2012 nên trả thù.

Xử lý chưa nghiêm

Ông Nguyễn Quang Tùng, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Yók Đôn (tỉnh Đắk Lắk), cho biết trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 người dân ra vào rừng do vườn quản lý, trong đó có nhiều người lấy gỗ, săn bắt thú. Các nhóm “lâm tặc” hoạt động có tổ chức, sẵn sàng chống trả, gây sức ép cho lực lượng bảo vệ rừng. Nhiều khi thấy quá phức tạp nên lực lượng kiểm lâm phải rút, “lâm tặc” thì càng lấn tới.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đắk N’tao, lực lượng bảo vệ rừng của công ty này nhiều lần bị tấn công, đã có 1 người chết và nhiều người bị thương. “Từ năm 2015 đến nay, tại Đắk Lắk xảy ra 14 vụ “lâm tặc” chống lại lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng. Tình hình ngày càng nguy hiểm. Chế tài xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe” - ông Y Sy H’đơk, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, nói.

Ông Trần Văn Lương cho biết do có quy định ban quản lý rừng và các công ty lâm nghiệp không được sử dụng phương tiện hỗ trợ như bình xịt hơi cay, súng chuyên dụng đạn cao su… nên khi gặp trường hợp nhiều đối tượng manh động có hung khí thì lực lượng bảo vệ rừng gần như chào thua. Trong khi đó, theo ông Lâm Văn Long - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai - lực lượng kiểm lâm dù được trang bị công cụ hỗ trợ thì quy định vẫn chỉ được sử dụng để phòng vệ là chính.

Ngày 10-8, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan việc để “lâm tặc” chặt trộm gỗ hương tại huyện Kông Chro và đề xuất hình thức kỷ luật.

Vây bắt nhóm lâm tặc phá rừng Đà Lạt

Chiều 10-8, lực lượng chức năng TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã đưa Chữ Hồng Sáu (40 tuổi; ngụ thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà) đến tiểu khu 161 (xã Tà Nung, TP Đà Lạt) dựng lại hiện trường vụ phá rừng.

Theo lực lượng bảo vệ rừng tại tiểu khu 161 - Ban Quản lý rừng Lâm Viên, sau nhiều ngày mật phục, trưa 9-8, phát hiện 5 người đang đốn hạ cây rừng, xẻ gỗ, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực này. Nhận được tin báo, Ban Quản lý rừng Lâm Viên phối hợp với Hạt Kiểm lâm Đà Lạt cùng chính quyền xã Tà Nung huy động lực lượng vây bắt. Chữ Hồng Sáu bị bắt tại chỗ, các tên khác chạy thoát.

Đ.Thi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo