xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lập luận của học giả Trung Quốc về biển Đông bị phản bác

D.Ngọc

Chiều 24-11, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hội thảo quốc tế lần thứ 7 về biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 32 tham luận và trên 100 ý kiến.

Về những diễn biến gần đây, các học giả nhất trí để bảo đảm an ninh và ổn định ở biển Đông, các bên cần thực thi chính sách tự kiềm chế, giữ nguyên trạng, không thực hiện các hành động đơn phương như quân sự hóa các điểm chiếm đóng hoặc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông.

Một số đại biểu bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đảo trái phép với quy mô lớn, xây dựng đường băng và khả năng lắp đặt những trang thiết bị quân sự của Trung Quốc tại các công trình nhân tạo ở biển Đông. Các diễn biến mới này có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang và đe dọa hòa bình, an ninh của khu vực.

Trên khía cạnh pháp lý, các học giả tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở để xác định các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia tại các vùng biển ở biển Đông.

Một số học giả Trung Quốc lập luận về quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể vận dụng để giải thích đường 9 đoạn ở biển Đông từ góc độ tập quán quốc tế. Tuy nhiên, lập luận này bị nhiều học giả phản bác vì lịch sử đường 9 đoạn được xây dựng trên cơ sở số lượng hạn chế về tài liệu chính trị, không tham khảo các nguồn tài liệu khoa học đa dạng khác nhau của các nước. Đồng thời, một số học giả đã đặt câu hỏi với học giả Trung Quốc về một số vấn đề như giá trị pháp lý của đường 9 đoạn, nội dung bao hàm trong quyền lịch sử, thực tiễn Trung Quốc sử dụng biển trong lịch sử cũng như việc không có giải thích chính thức của chính phủ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, một số đại biểu chia sẻ về các nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trong đó có phán quyết về thẩm quyền của trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, tác động của vụ kiện với triển vọng giải quyết và quản lý tranh chấp ở biển Đông.

Tại phiên đàm phán giả định, các đại biểu cũng thảo luận về đề xuất thành lập hội đồng chuyên gia của Liên Hiệp Quốc để tư vấn cho các bên về lĩnh vực và khu vực hợp tác. Đề xuất này được các học giả của các bên có yêu sách tại biển Đông ủng hộ trên cơ sở thực hiện nguyên tắc của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và chấm dứt các hành động đơn phương tại biển Đông.

Ngoài ra, các học giả cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động đơn phương trên biển Đông đã dẫn đến tình trạng hủy hoại và cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên, gây căng thẳng và làm ảnh hưởng đến lòng tin trong khu vực. Do đó, thực hiện nghĩa vụ kiềm chế, không thực hiện các hành động đơn phương là việc làm cần thiết để thúc đẩy hợp tác tại biển Đông.

Bên cạnh các phiên làm việc chính, hội thảo đã tổ chức Chương trình các lãnh đạo trẻ nhằm thiết lập mạng lưới nghiên cứu giữa các học giả trẻ đang nghiên cứu về vấn đề biển Đông tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu trên thế giới để chuẩn bị thế hệ tiếp nối và phát triển những ý tưởng hợp tác ở biển Đông.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo