Nó diễn ra từ lâu, ở rất nhiều địa phương, đặc biệt là những địa phương có nhiều du khách. Những người buôn bán chụp giật như trên tuy chỉ là số ít nhưng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch của địa phương, thậm chí mang tiếng xấu luôn cả một vùng đất.
Quá sợ với tình trạng “chặt chém” ở Việt Nam, du khách nước ngoài thường rất cẩn trọng hỏi giá cặn kẽ trước khi mua đồ hoặc ăn uống. Còn du khách trong nước thường lên các diễn đàn cá nhân để tìm hiểu kỹ mọi thứ liên quan cho chuyến du lịch. Họ quyết loại những người buôn bán bất lương ra khỏi cộng đồng chung. Thế nhưng, ở đây đó do bất cẩn vẫn có người bị lừa.
Thông thường khi bị “cắt cổ” như trên, khách hàng đành im lặng vì không muốn mất thời gian tranh cãi. Mà có tranh cãi cũng chẳng đến đâu, đôi khi còn bị đe dọa, thậm chí bị đánh. Chịu đựng và tẩy chay là phản ứng phù hợp nhất.
Nhưng như thế không phải là cách giải quyết vấn đề và sẽ chẳng bao giờ dẹp được nạn “chặt chém”. Gốc rễ của câu chuyện này chính là cách nắm bắt thông tin và xử lý những trường hợp này như thế nào của các cơ quan chức năng, lãnh đạo từng địa phương. Chuyện này không khó, quy định pháp luật liên quan đã có, cơ quan chuyên trách cũng đầy đủ. Còn về thông tin đã có đường dây nóng. Nếu các cơ quan chức năng xử lý rốt ráo nạn này thì người dân sẽ sẵn sàng gọi điện thoại báo tin khi bị “chặt chém”.
Tại TP Vũng Tàu hoặc một số nơi ở phía Nam đã từng mạnh tay đóng cửa luôn những quán lừa khách hàng (dù chủ sẽ đi mở cửa hàng khác hoặc nhờ người khác đứng tên thay). Những cán bộ có trách nhiệm hẳn hiểu rằng tuy chỉ một vài cá nhân làm ăn thất đức như trên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho cả ngành du lịch, liên lụy đến bao người buôn bán khác.
Bình luận (0)