xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lợi ích nhóm “che chắn” tham nhũng

Bài và ảnh: Phan Anh

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chính cơ chế xin- cho đã dẫn đến tình trạng tham nhũng. Do đó, trung ương phải tiếp thu việc phân cấp cho TP HCM một cách thỏa đáng hơn

Sáng 24-12, UBND TP HCM đã tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. Đến dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Văn Thưởng.

Gây bức xúc trong nhân dân

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo - đặc biệt là phòng, chống tham nhũng - là một trong những nhiệm vụ hết sức phức tạp và quan trọng; luôn được Đảng bộ, chính quyền TP quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Theo ông Phong, tham nhũng là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân. Do đó, từ nhiều năm nay, Đảng bộ, chính quyền TP luôn chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng và đã sớm ban hành các quy định liên quan.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) trao đổi cùng các đại biểu tại hội nghị sáng 24-12
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) trao đổi cùng các đại biểu tại hội nghị sáng 24-12

 

Đánh giá về 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, ông Phong cho biết TP HCM đã có chuyển biến tích cực về nhận thức lẫn hành động và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, người đứng đầu TP cũng thẳng thắn nhìn nhận tình hình tham nhũng và công tác phòng chống còn hạn chế. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp còn chậm và chưa đạt yêu cầu.

“Trên thực tế, tham nhũng ngày một tinh vi, được che chắn, tiềm ẩn dưới các hình thức như lợi ích nhóm hoặc vận chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Trong những vụ việc phát hiện tham nhũng, có vụ biểu hiện lợi ích nhóm rất tinh vi, thậm chí cấu kết chặt chẽ thành một nhóm người; có những vụ việc tạo ra lợi ích nhóm từ xây dựng cơ chế chính sách để làm lợi cho một số người có chức vụ, quyền hạn” - ông Phong nêu thực trạng.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng của UBND TP HCM cũng cho thấy tội phạm tham nhũng ngày càng tinh vi. Từ năm 2006 đến 2015, Công an TP đã thụ lý điều tra 152 vụ án tham nhũng với 463 bị can. Tổng giá trị tài sản thiệt hại, phạm tội trên 600 tỉ đồng và 136.000 USD. Riêng VKSND TP (2 cấp) đã kiểm sát điều tra 151 vụ tham nhũng với 396 bị can. Công tác truy tố tội phạm tham nhũng là 140 vụ với 323 bị can. Đối tượng phạm tội chủ yếu là cán bộ, nhân viên thừa hành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, có một số bị can là cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, đơn vị sự nghiệp như chủ tịch UBND quận, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng...

Các đối tượng này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý, sự kiểm tra của cơ quan, đơn vị để chiếm đoạt tài sản nhà nước hoặc nhũng nhiễu, đòi hối lộ. Điển hình như vụ Huỳnh Ngọc Sỹ phạm tội “Nhận hối lộ” xảy ra tại Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây; vụ Lê Dũng cùng đồng phạm gồm 46 bị can phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Buôn lậu” xảy ra tại Công ty Thực phẩm công nghệ Sài Gòn; vụ Huỳnh Thị Huyền Như...

Theo Phó Viện trưởng VKSND TP HCM Dương Ngọc Hải, trong giai đoạn hiện nay, tội phạm tham nhũng ngày càng phức tạp. Có những nơi, những lĩnh vực tham nhũng xảy ra rất nghiêm trọng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn cho xã hội.

Ngành tòa án cũng thụ lý 199 vụ án liên quan đến tham nhũng. Từ năm 2006 đến nay, các vụ án hình sự sơ thẩm thuộc thẩm quyền thụ lý của TAND TP HCM liên quan đến tham nhũng có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, số bị cáo ngày càng tăng mạnh. Đáng chú ý là công tác tịch thu, thu hồi các loại tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn do các bị cáo rất tinh vi trong chuyển giao tài sản cho người khác. Nhiều vụ án tòa tuyên thu hồi cả trăm tỉ đồng nhưng thi hành án không đáng kể. Cụ thể, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng năm 2013 chỉ 10%, năm 2014 đạt 22%...

Trao quyền tự chủ để hạn chế xin - cho

Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng TP HCM đã đạt được những kết quả quan trọng. Thành ủy - HĐND - UBND TP luôn quan tâm chỉ đạo, từ tuyên truyền vận động đến củng cố các cơ quan chống tham nhũng. Đặc biệt, Thành ủy TP HCM đã ra nhiều nghị quyết về vấn đề này, HĐND TP cũng có những chất vấn chuyên đề; cơ quan chuyên trách đưa ra xử lý một số vụ án tham nhũng trọng điểm được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

“Nhưng công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi. Tham nhũng có biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực như đất đai, xây dựng cơ bản... Vì vậy, thời gian tới, TP phải tăng cường chỉ đạo; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thì mới phát hiện được tham nhũng” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nêu một thực tế hiện nay là cơ chế xin - cho dễ phát sinh tham nhũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn chứng Bộ Giáo dục và Đào tạo ôm một cục tiền rồi các địa phương phải lên xin rót kinh phí xây trường học; Bộ Y tế cũng ôm một cục tiền, bắt địa phương có nhu cầu xây bệnh viện phải xin; rồi nhiều thứ xin khác như xin biên chế, ô tô…

“Xin - cho nhiều như thế sẽ dẫn đến tham nhũng thôi” - Phó Thủ tướng nhận định.  Ông cho rằng trung ương phải tiếp thu việc phân cấp cho TP HCM một cách thỏa đáng hơn, trao quyền tự chủ cho TP để hạn chế việc xin - cho từ công trình đến ngân sách.

Nêu một bất cập khác, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng xử lý pháp nhân trong tham nhũng là kẽ hở và đề nghị TP HCM nên nghiên cứu làm sao cho khả thi. Mặt khác, ông Tranh cũng nêu vấn đề trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng chưa được quy định rõ. “Người đứng đầu không làm hết trách nhiệm, để xảy ra tham nhũng, tiêu cực thì xử lý nhưng nếu làm tốt thì như thế nào?” - ông Tranh đặt vấn đề.

 

Cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng!

Trao đổi bên lề hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết có tình trạng cơ quan chống tham nhũng có biểu hiện tham nhũng. “Các cơ quan chống tham nhũng có hành vi tham nhũng của những người thực thi công vụ nhưng ở mức độ chưa nhiều” - ông cho biết.

Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định trong thời gian tới, ngành thanh tra sẽ cố gắng xử lý, phát hiện nhiều hơn những trường hợp này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo