xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loạn giá dược liệu!

Ngọc Dung

Phần lớn dược liệu nhập vào Việt Nam kém chất lượng hoặc đã bị chiết xuất một phần hoạt chất nhưng khi vào bệnh viện thì giá tăng hàng chục lần

Tại buổi tọa đàm “Phát triển dược liệu bền vững” do Bộ Y tế và Báo Nhân Dân tổ chức ngày 8-6, PGS-TS Trần Văn Ơn, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Dược DK Pharma, cho biết giá dược liệu trúng thầu giữa các bệnh viện rất khác nhau và thiếu thống nhất.

Chênh nhau hàng chục lần

Báo cáo tại tọa đàm cho biết theo kết quả trúng thầu năm 2012, trong số 239 loại dược liệu cung ứng cho các bệnh viện công lập được BHYT chi trả, giá chênh lệch trung bình là 6 lần, trong đó có tới 20 dược liệu chênh lệch từ 9,7 đến 41,1 lần. Loại dược liệu tăng “khủng” 41,1 lần là vị thuốc xuyên khung, khi giá thấp nhất chỉ 156.000 đồng/kg còn giá cao nhất trên 6,4 triệu đồng.

Cũng theo PGS Ơn, giá trung bình của dược liệu trúng thầu năm 2012 (309.000 đồng/kg) lại cao gấp 3 lần năm 2010 (103.000 đồng/kg). Thậm chí có những dược liệu dễ dàng trồng ở Việt Nam với chi phí không cao nhưng cũng được mua với giá quá cao như: khổ sâm cho lá 827.000 đồng (giá thấp nhất 67.000 đồng, chênh 13 lần); thiên môn đông 746.000 đồng (giá thấp nhất 140.000 đồng, chênh 5,3 lần)…

Đáng chú ý là có tình trạng dược liệu được Trung Quốc thu mua ngay tại các tỉnh miền núi phía Bắc với giá vài chục ngàn đồng/kg nhưng sau khi “quay đầu” về Việt Nam lại tăng trung bình khoảng 400.000 đồng/kg, như vị thuốc ích trí nhân.

Nhìn nhận giá trúng thầu dược liệu giữa các địa phương có sự chênh lệch lớn, đại diện Bộ Y tế cho rằng nguyên nhân là do chưa có quy định về kê khai giá đối với mặt hàng dược liệu và thuốc y học cổ truyền, cộng thêm yếu tố giá dược liệu biến động theo thời vụ.

Nhập “rác dược liệu”

Theo ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), mỗi năm ngành dược sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu, trong đó khoảng 80%-85% dược liệu nhập khẩu, chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Phần lớn dược liệu nhập vào Việt Nam là kém chất lượng hoặc đã bị chiết xuất một phần hoạt chất.

Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế năm 2014-2015 tại các cơ sở kinh doanh dược liệu cũng cho thấy các cơ sở kinh doanh đều có 2 loại: một loại chất lượng tốt, đúng loài và loại không đúng loài hoặc có chất lượng không tốt. Trong khi đó tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền sử dụng dược liệu chưa được chế biến đúng quy định, trong đó có những vị thuốc độc tính như: bán hạ, phụ tử và các vị thuốc bắt buộc phải chế biến mới sử dụng điều trị cho bệnh nhân.

Giới chuyên môn cho rằng Việt Nam được mệnh danh là “vựa dược liệu” lớn của thế giới với khoảng 4.000 cây dược liệu, hàng trăm loại cây đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc gia truyền, thuốc y học cổ truyền nhưng việc nhập khẩu dược không rõ nguồn gốc vẫn đang là vấn nạn.

Chất lượng dược liệu ngoại không thể kiểm soát

Phân tích đường đi của dược liệu nhập khẩu, PGS Trần Văn Ơn cho biết dược liệu nhập khẩu được đóng trong các bao tải, vận chuyển qua đường tiểu ngạch về các trung tâm buôn bán, từ đó phân phối đến phố Lãn Ông (Hà Nội) và qua nhà thầu vào các bệnh viện y học cổ truyền sau khi được đóng túi lẻ và dán nhãn nhà thầu. Chất lượng nguồn dược liệu này thường không thể kiểm soát.

Một số dược liệu có giá chênh lệch trên 10 lần

img

Nguồn: Bộ Y tế

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo