xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loay hoay chặt - trồng, nuôi - bỏ (*): Lên bờ xuống ruộng vì theo phong trào

CA LINH

Từng có nhiều bài học cay đắng cho nông dân ĐBSCL khi ồ ạt chạy theo phong trào, thấy cây nào, con gì cho lợi nhuận cao thì đổ xô trồng, nuôi. Hậu quả là khi cung vượt cầu, nông dân lại trắng tay

Cách đây không lâu, thấy cam sành cho lợi nhuận cao, hàng loạt hộ dân tại Hậu Giang, Vĩnh Long đã chuyển diện tích làm lúa sang trồng loại cây này.

Phải bỏ xứ ra đi

Kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh có 700 ha đất lúa chuyển sang trồng cam sành, nâng diện tích loại cây này lên 8.000 ha/41.000 cây ăn trái. Theo nhiều nông dân, nếu không bị dịch bệnh, 1 ha cam sành có thể thu được trên 200 triệu đồng trong 1 hoặc 2 năm đầu thu hoạch.

Nhiều hộ dân ở Vĩnh Long đang phát triển cây thanh long trong khi chưa có đầu ra ổn định Ảnh: NGỌC TRINH
Nhiều hộ dân ở Vĩnh Long đang phát triển cây thanh long trong khi chưa có đầu ra ổn định Ảnh: NGỌC TRINH

“Thật tình là làm lúa không có lời, thấy nhiều người trồng cam sành có lợi nhuận cao nên tôi đã chuyển 4 công đất lúa sang trồng loại này. Giá cam sành vào vụ từ 7.000-10.000 đồng/kg, nông dân đã có lời. Vào nghịch vụ, giá cam sành loại 1 có lúc lên đến 30.000-35.000 đồng/kg, người trồng lãi to” - ông Trần Văn Đại (ngụ xã Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) so sánh.

Tuy nhiên, việc ồ ạt phát triển cam sành tại các địa phương đã tạo điều kiện cho bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vừa qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã công bố dịch bệnh trên cây cam sành do tăng diện tích lên đến 9.000 ha. Dịch bệnh lây lan nhanh, gây tổn thất lớn cho nông dân.

Việc chạy theo phong trào chặt - trồng ở ĐBSCL còn xảy ra với nhiều loại nông sản khác như: ổi, thanh long, khoai lang... Một thời gian dài, người dân tại 2 huyện Bình Tân và Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long mơ trở thành “tỉ phú khoai lang”. Vào cuối năm 2010, thương lái Trung Quốc đến 2 huyện này thu mua khoai lang tím Nhật với giá cao ngất ngưởng, có lúc 1-1,2 triệu đồng/tạ (60 kg). Với giá này, nông dân thu lợi 300-400 triệu đồng/ha/vụ.

Vì vậy, từ 5.000 ha năm 2009, đến năm 2010, diện tích khoai lang tại Bình Tân đã tăng vọt lên 8.500 ha, năm 2011 chừng 9.800 ha và hiện nay khoảng 10.000 ha. Dù Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân đã khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt chuyển đổi đất lúa sang trồng khoai lang khi chỉ phụ thuộc vào thương lái nhưng nhiều người vẫn bất chấp.

Ông Ngô Văn Tua, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (xã Thành Đông, huyện Bình Tân), phản ánh: “Thấy lợi nhuận “khủng”, từ năm 2011, hàng loạt hộ dân đã chuyển nhiều diện tích đất lúa sang trồng khoai lang và làm 3 vụ/năm. Khi cung vượt cầu, thương lái Trung Quốc được dịp ép giá. Có thời điểm giá khoai lang chỉ còn 100.000 đồng/tạ, nhiều người trắng tay, lỗ nặng phải bỏ xứ mà đi”.

Cách đây vài năm, mít Thái Lan hay xoài Đài Loan - những giống du nhập từ nước ngoài - rất dễ trồng, chỉ 1 năm đã cho thu hoạch, đặc biệt là giá lúc nào cũng cao nên được nhiều nông dân nhân rộng lên hàng ngàn hecta tại ĐBSCL. Ông Lê Văn Hời - ngụ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; người từng trồng mít Thái - rầu rĩ: “Tôi trồng, hàng xóm cũng trồng. Khi vào vụ, giá mít chỉ còn 4.000 đồng/kg. Lại có thông tin mít ngâm hóa chất cho chín nên không ai mua. Sau đó, tôi chặt bỏ vườn mít trồng chanh không hạt do nghe nói loại này được giá”.

Bỏ mặc nông dân

Từ năm 2010 trở về trước, giá cá tra tại ĐBSCL luôn ở mức cao nên ngành này bắt đầu phát triển “nóng”. Nhiều hộ nông dân đã cầm sổ đỏ vay ngân hàng để nuôi cá tra khiến sản lượng tăng lên nhanh chóng. Sau một thời gian, cùng với sự suy thoái kinh tế, nhiều công ty thủy sản phá sản, nông dân bị chiếm dụng vốn, ngân hàng lại siết chặt cho vay nên hàng loạt hộ trắng tay, nợ đầm đìa.

Là một trong những người nuôi cá tra lâu năm, anh Lê Hạ Huy - ngụ xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp - chán ngán: “Tôi từng có 4 ao nuôi cá tra với 40 nhân công nhưng rồi cũng phải bỏ nghề, bỏ xứ đi nơi khác tìm việc. Vài năm gần đây, giá cá luôn xuống thấp, trong khi chi phí sản xuất cao. Nhà máy muốn mua giá nào thì mua, mình không bán thì cá quá lứa, giá càng rớt”.

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng thương lái mua gì thì nông dân trồng, nuôi thứ đó. Khi cung vượt cầu, giá xuống, họ lại bỏ để chuyển sang cây, con khác. Theo ông, nông dân đang bị bỏ mặc, cơ quan chức năng không lo được, trong khi ít có doanh nghiệp mua hàng của nông dân mà lại mua qua thương lái.

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, phản ánh: “Có thời gian, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân trồng lúa chất lượng cao, thế là bà con đua nhau trồng. Vào mùa thu hoạch, giá lúa chất lượng cao cũng bằng lúa bình thường nhưng chi phí sản xuất cao hơn, thế là nông dân thua lỗ. Cái quyết định ở đây là thị trường nên nông dân cần được trang bị kiến thức để biết trồng loại nào”.

Thời gian gần đây, nông dân Vĩnh Long lại chuyển sang đầu tư cây thanh long với diện tích được mở rộng khoảng 20 ha. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo nông dân không nên phát triển nhanh thanh long do loại cây này chưa được quy hoạch, nếu mở rộng diện tích sẽ gặp nhiều bất lợi khi chưa có đầu ra ổn định.

Kỳ tới: Trông chờ may rủi

Thủy chung với cây lúa

Nhiều năm nay, nông dân địa phương hết sức thán phục ông Nguyễn Công Lý - ngụ xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - vì năm nào ông cũng “bỏ túi” vài trăm triệu đồng từ sản xuất lúa. Ông Lý có gần 10 ha trồng lúa và đã liên kết với một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này cung cấp giống lúa thơm, khi ông thu hoạch thì cho người đến tận nơi cân nên lúc nào cũng được giá.

“Tôi thường xuyên theo dõi tình hình xuất khẩu gạo nên biết giá cả thế nào để “ngã giá” với doanh nghiệp. Kinh nghiệm của tôi cho thấy đừng nên chạy theo phong trào vì không bền vững mà nên biết thông tin về thị trường, từ đó chọn cho mình hướng đi là trồng cây gì, nuôi con gì”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo