xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lũ lụt miền Trung có phần do thủy điện

Hà Thành thực hiện

Việc vận hành liên hồ chứa nước không khoa học góp phần làm lũ lụt thêm nặng nề - ông Nguyễn Đình Xuân, thành viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, nhận định

. Phóng viên: Người dân ở Phú Yên cho rằng lũ nặng nề hơn là do thủy điện, trong khi doanh nghiệp làm thủy điện lại không cho là như vậy. Là thành viên của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, ông nghĩ sao?

 
img
- Ông Nguyễn Đình Xuân:
Hai điều đó đều đúng ở góc độ khác nhau. Thủy điện không làm ra lũ mà chỉ là nơi chứa nước và xả nước khi quá đầy. Nhưng thủy điện làm lũ trầm trọng hơn ở những điểm khác như xả lũ không khoa học, không có tác dụng cắt lũ.
 
Mặt khác, công trình thủy điện đã làm mất rừng ở lòng hồ, thượng nguồn song khi vận hành lại không khoa học sẽ làm giảm lợi ích và tăng thêm tác hại của hồ thủy điện.
 
. Ý ông là do vận hành không khoa học nên lũ hiện nay ở Ninh Thuận, Phú Yên trầm trọng hơn?
 
- Nếu thiết kế và vận hành hồ thủy điện khoa học thì lũ sẽ giảm đi, còn nếu xả nhiều hơn lượng nước về mới làm lũ trầm trọng hơn.
 
. Thực tế luôn có sự mâu thuẫn giữa lợi ích của doanh nghiệp làm thủy điện và cộng đồng; doanh nghiệp làm thủy điện thì luôn đặt lợi ích của mình là an toàn hồ thủy điện lên trên cộng đồng khi lũ về?
 
- Nói về chống lũ thì an toàn của hồ thủy điện cũng là lợi ích của chủ đầu tư và cộng đồng là như nhau vì nếu vỡ đập thủy  điện thì doanh nghiệp làm thủy điện và cộng đồng đều bị thiệt hại.
 
Vỡ đập thì thiệt hại vật chất và trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp làm thủy điện cũng rất lớn. Vấn đề là dù dự báo có lũ nhưng chủ đầu tư thường không xả nước trong hồ bởi nếu lũ không về thì sao? Vì thế, họ luôn tích nước trong hồ, đến khi lũ về thì mới xả. Như vậy, dù được thiết kế với chức năng cắt lũ nhưng hồ thủy điện không góp phần vào việc ngăn chặn lũ.
 
. Năm ngoái, khi lũ lụt trầm trọng ở miền Trung, Quốc hội đã đặt vấn đề phải khẩn trương xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa để giảm thiểu tác hại của lũ. Tiến độ xây dựng quy trình này hiện thế nào?
 
- Bộ Tài nguyên – Môi trường và Bộ NN-PTNT đang xúc tiến vấn đề này. Tuy nhiên, việc vận hành đã thực sự khoa học, linh hoạt và có ý nghĩa như thế nào thì cần phải đánh giá cụ thể.
 
. Ông có cho rằng có sự chậm trễ trong việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa?
 
- Rõ ràng có sự chậm trễ. Bão lụt, thiên tai là vấn đề khẩn cấp mà qua một năm vẫn chưa đưa ra được quy trình vận hành liên hồ chứa là vấn đề cần phải xem xét.
 
. Theo ông, trách nhiệm sự chậm trễ này thuộc về ai?
 
- Tùy theo loại hồ thủy điện mà phân cấp thuộc địa phương hay cấp bộ quản lý. Song theo tôi, trách nhiệm chính là cấp hoạch định chính sách, cụ thể là Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương.
 
Nước lũ ở miền Trung chảy từ Tây sang Đông, trong khi quốc lộ chạy theo hướng Bắc - Nam. Vì vậy, nếu không cẩn thận thì quốc lộ sẽ trở thành một con đê chắn lũ. Tai nạn thương tâm vừa qua ở Hà Tĩnh có thể là một ví dụ.
 
. Và hậu quả nặng nề do lũ lụt hiện nay ở Ninh Thuận, Phú Yên là hậu quả của việc chậm trễ này?
 
- Tôi cho là có một phần. Nếu làm tốt hơn thì chắc hậu quả sẽ ít hơn và đặc biệt nếu làm tốt hơn từ 10 năm trước, đừng phá nhiều rừng như vậy thì hậu quả không nặng nề như hiện nay.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo