xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật hóa quyền lập hội

Thế Dũng

Bên cạnh quy định hạn chế quyền lập hội trong một số trường hợp, dự thảo Luật Về hội chưa cho phép lập hội đối với các hội không có tư cách pháp nhân, không có người đại diện pháp luật

Ngày 24-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Về hội. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết Luật Về hội được xây dựng nhằm bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân đã được nêu trong Hiến pháp năm 2013.

Có pháp nhân mới được lập hội

Dự thảo Luật Về hội quy định quyền lập hội của công dân, pháp nhân Việt Nam gồm: Quyền tham gia ban vận động thành lập hội; quyền tham gia thành lập hội; quyền gia nhập hội, quyền tham gia hoạt động của hội, quyền tham gia điều hành hoạt động của hội và quyền ra khỏi hội theo quy định của điều lệ hội. Công dân, pháp nhân Việt Nam thực hiện quyền lập hội không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Dự thảo luật cũng quy định công dân, pháp nhân Việt Nam bị hạn chế quyền lập hội trong một số trường hợp sau: Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; cá nhân bị mất quyền công dân hoặc bị hạn chế quyền công dân theo quy định của pháp luật; mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình; đang bị truy cứu trách nhiệm hoặc đang chấp hành các hình phạt theo quy định của Bộ Luật Hình sự; bị kết án nhưng chưa được xóa án tích. Pháp nhân Việt Nam đang trong quá trình xem xét phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật cũng bị hạn chế quyền lập hội.

 

Các doanh nhân tham gia một hội thảo do Hội Doanh nhân trẻ TP HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức. Đây là hội có pháp nhân, được quyền lập theo dự thảo Luật Về hội Ảnh: TẤN THẠNH
Các doanh nhân tham gia một hội thảo do Hội Doanh nhân trẻ TP HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức. Đây là hội có pháp nhân, được quyền lập theo dự thảo Luật Về hội Ảnh: TẤN THẠNH

 

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, dự thảo luật nêu rõ quy định: “Luật này không áp dụng với MTTQ Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam”.

Đáng chú ý, đối với các hội không có tư cách pháp nhân (như hội đồng niên, đồng ngũ, đồng môn, dòng họ...), dự luật đề nghị không áp dụng theo luật này (tức không được phép lập hội). Bởi lẽ, các hội này không có trụ sở, không có người đại diện trước pháp luật.

Về vấn đề trên, đại diện cơ quan thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý, nhấn mạnh hiện có nhiều tổ chức đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hội, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc của hội, có người đứng đầu đại diện cho hội nhưng không có tư cách pháp nhân và không chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành về hội.

Thận trọng vì nhạy cảm, phức tạp

Bộ Nội vụ cho biết tính đến tháng 12-2014, cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương). Trong đó, 8.792 hội có tính chất đặc thù (28 hội hoạt động phạm vi cả nước và 8.764 hội hoạt động phạm vi địa phương). Các hội phát triển đa dạng với quy mô, phạm vi và tính chất hoạt động khác nhau.

Đối với các hội không có tư cách pháp nhân, không có người đại diện pháp luật, khá nhiều đại biểu đã cho ý kiến xung quanh việc nên hay không cho phép lập hội. Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng yêu cầu phải có tư cách “pháp nhân” mới được lập hội với mục tiêu làm rào cản là không khả thi. “Những người thích uống bia muốn lập hội thì tư cách pháp nhân của họ là gì?” - ông Quyền dẫn chứng.

Trong khi đó, ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nhấn mạnh quyền lập hội đã được thể hiện rõ từ Hiến pháp 1946. “Việc lập hội, tham gia hội ở Việt Nam liên quan đến nước ngoài hiện nay như thế nào? Cương lĩnh, văn kiện của Đảng nói rằng Việt Nam chủ động hội nhập sâu với cộng đồng thế giới, điều này sẽ thể hiện trong luật ra sao?” - ông Phước băn khoăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu thêm trường hợp cộng đồng người Hàn Quốc đã có đề nghị thành lập hội nhưng vì sao vẫn chưa được Bộ Nội vụ trả lời? Ông Hà đặt vấn đề: Nhiều hội người Việt Nam ở nước ngoài đã thành lập, hoạt động rất tốt, vậy có được điều chỉnh vào luật hay không?...

Trả lời các câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nhấn mạnh người nước ngoài không có quyền lập hội, mà mới dừng ở việc thí điểm cho phép họ tham gia hội. “Đây là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, chúng tôi đề nghị giao Chính phủ quy định để phù hợp với từng thời điểm” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

 

Cử tri không bằng lòng đại biểu vắng họp

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Thẩm tra dự thảo, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc quy định trường hợp đại biểu không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp Quốc hội thì gửi văn bản nêu rõ lý do, thời gian vắng mặt đến tổng thư ký Quốc hội để báo cáo chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.

Ông Ksor Phước kiến nghị nên quy định đại biểu Quốc hội không được vắng mặt quá 1/5 thời gian trong cả kỳ họp nếu không có lý do chính đáng. Theo ông, cử tri không bằng lòng việc một số đại biểu lợi dụng bận việc riêng để nhiều lần vắng mặt trong các kỳ họp của Quốc hội.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo