xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lúng túng xử lý chim bệnh

Bài và ảnh: LÊ TRƯỜNG

Người nuôi yến đang bất an vì cơ quan chức năng chưa có giải pháp phòng bệnh cúm A/H5N1 trên đàn chim

Hôm qua (21-4), việc tiêu hủy đàn chim yến bị nhiễm cúm A/H5N1 tại cơ sở Thanh Bình (trên đường Thống Nhất, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) của Công ty CP Yến Việt đã hoàn tất.

Tan tác đàn chim

Đến ngày 21-4, sau 3 ngày bị phun hóa chất và thuốc tiệt trùng, ít nhất gần một nửa trong tổng số khoảng 100.000 con yến ở  cơ sở Thanh Bình đã bị tiêu diệt. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, số chim yến “về nhà” Thanh Bình cũng giảm dần vào mỗi chiều vì tổ bị “động”, mùi hôi của hóa chất và thuốc sát trùng.

Một số cơ sở nuôi yến khác trên đường Thống Nhất, cho biết số chim của cơ sở Thanh Bình không vào tá túc nhà chim hàng xóm vì tập quán của loài này là không “ăn nhờ ở đậu”.

img
Nghề nuôi chim yến sẽ gặp nhiều khó khăn trong những ngày tới

Ông Đỗ Văn Minh, phụ trách cơ sở chim yến Thanh Bình, cho rằng đàn chim đã tan tác. “Với thực trạng này, ít nhất 3-4 năm nữa chưa chắc phục hồi được đàn chim như cũ. Thiệt hại này là quá lớn” - ông Minh than thở.

Cũng theo ông Minh, Công ty CP Yến Việt đã thu gom toàn bộ tổ yến trong nhà chim được gần 70 kg và lập tức sấy khô để diệt virus H5N1 dưới sự giám sát của cơ quan chức năng. Hiện Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã niêm phong số tổ yến này và đưa vào khu vực cách ly tại nhà máy chế biến của công ty. “Vài ngày tới, chúng tôi sẽ lấy mẫu tổ yến đưa đi kiểm nghiệm vệ sinh dịch tễ để bảo đảm vô trùng trước khi chế biến” - ông Minh cho biết.

Cần giải pháp căn cơ hơn

Ông Dương Bá Hiếu, chủ 2 cơ sở nuôi yến trên đường Thống Nhất, cách nhà chim Thanh Bình chưa đến 30 m, lại tỏ ra lạc quan trước tình hình dịch bệnh. “Tôi chưa nghiên cứu kỹ về bệnh cúm A/H5N1 nhưng thực tế, đàn chim yến của tôi vẫn khỏe mạnh. Bằng chứng là các cơ quan chức năng đã lấy mẫu chim sống, tổ và phân  xét nghiệm nhiều lần nhưng vẫn cho kết quả âm tính” - ông Hiếu cho biết.

Tuy nhiên, ông đề nghị ngành NN-PTNT và tỉnh cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp khả thi về phòng chống dịch bệnh đối với chim yến. “Không chỉ Ninh Thuận, hiện nghề nuôi yến trong nhà ở nước ta đã phát triển mạnh, nếu Nhà nước cứ thấy chim bệnh là tiêu hủy thì dân thiệt hại lớn lắm” - ông Hiếu lo lắng.

Ông Năm Lý, ở phường Tân Tài, TP Phan Rang - Tháp Chàm, cho biết đã đầu tư gần 1,5 tỉ đồng xây nhà nuôi yến từ hơn 2 năm trước. “Tôi vừa thu hoạch lứa đầu tiên được khoảng vài ký thì xảy ra dịch bệnh. Đã hơn 10 ngày xảy ra dịch bệnh nhưng chẳng thấy cơ quan chức năng nào đề cập chuyện phòng bệnh cho chim, ngoài việc chỉ yêu cầu chúng tôi làm vệ sinh nhà chim” - ông Lý nói.

Trong khi đó, ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật của tỉnh, cũng thừa nhận là hiện rất lúng túng khi xử lý đàn chim yến bệnh. Theo ông Hòa, tỉnh rất lo lắng khi nghe báo cáo chim yến nhiễm H5N1. Tuy nhiên, ngay cả Bộ NN-PTNT hiện cũng chưa có giải pháp cụ thể ngoài việc yêu cầu tiêu hủy đàn chim để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Dư luận ở Ninh Thuận cho rằng việc tiêu hủy đàn chim khi xảy ra dịch bệnh chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, tỉnh và các cơ quan chức năng Trung ương cần có quy trình nuôi chim theo hướng “phòng là chính, phòng hơn diệt” cùng chính sách hỗ trợ cho ngành nghề này khi dịch bệnh xảy ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo