xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lưu giữ xác cụ rùa hồ Gươm

Bài và ảnh: PHƯƠNG NHUNG

Xác của cá thể rùa hồ Gươm - thường được biết đến với tên gọi cụ rùa - sẽ được bảo quản và trưng bày lâu dài tại khu vực hồ Gươm

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 20-1, ông Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết TP đã giao các ngành chức năng lập hội đồng khoa học để nghiên cứu cách bảo quản xác cụ rùa.

Làm tiêu bản trưng bày

Hiện cụ rùa đã được đưa về Bảo tàng Thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để nghiên cứu và bảo quản lâu dài. Đây là quyết định được UBND TP Hà Nội cùng các chuyên gia và các bộ, ngành chức năng liên quan đưa ra trong cuộc họp khẩn ngay sau khi phát hiện cụ rùa chết ở hồ Gươm vào chiều tối 19-1.


Vây bắt cụ rùa hồ Gươm để chữa bệnh vào năm 2011

Vây bắt cụ rùa hồ Gươm để chữa bệnh vào năm 2011

 


Tiêu bản rùa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn

Tiêu bản rùa được trưng bày ở đền Ngọc Sơn

Theo PGS Hà Đình Đức, đối với xác rùa này, nên làm tiêu bản giống như cá thể rùa đã chết năm 2010 đang được trưng bày ở đền Ngọc Sơn. “Trong cuộc họp đêm 19-1, tôi nêu ý kiến rằng rùa hồ Gươm là tài sản vô giá của Hà Nội. Vì thế, nên trưng bày ở khu vực hồ Gươm là hợp lý nhất. Có thể là ở Trung tâm Văn hóa hồ Gươm chẳng hạn” - PGS Đức nói.

Liên quan đến cá thể rùa đang được trưng bày ở đền Ngọc Sơn, TS Vũ Ngọc Thành, nguyên cán bộ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, người trực tiếp làm tiêu bản cá thể này, cho biết nếu muốn làm tiêu bản rùa hồ Gươm thì cách thức có thể thay đổi một chút. “Tiêu bản cá thể rùa năm 2010 được làm bằng cách lấy hết nội quan, tiêm chất chống thối vào những chỗ không lấy được cơ, sấy khô và cho thuốc chống mốc vào. Riêng đôi mắt thì phải nhập từ những nhà máy chế mắt đặc trưng cho những loài này” - TS Thành trình bày.

Ngoài ra, do sự khác biệt về độ tuổi, cân nặng của 2 cá thể nên các nhà khoa học sẽ cân nhắc để có những phương thức phù hợp khi làm tiêu bản và bảo quản cá thể rùa đặc biệt lần này.

Tìm rùa khác thay thế?

Trong mắt người dân cũng như du khách quốc tế, hình ảnh hồ Gươm với một cá thể rùa còn sống qua rất nhiều năm, thậm chí không xác định được tuổi, là một biểu tượng văn hóa của thủ đô, thông điệp cho lòng yêu chuộng hòa bình của người Việt Nam. Do đó, có ý kiến cho rằng nên đưa một cá thể rùa khác về thay thế bởi “hồ Gươm không thể thiếu rùa”.

Trả lời báo chí ngay sau khi biết tin rùa hồ Gươm chết, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng nên đưa rùa ở Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) về thay thế. Chương trình rùa châu Á đã từng khẳng định cá thể rùa Đồng Mô cùng loài với rùa hồ Gươm nên hoàn toàn phù hợp.

Tuy nhiên, theo TSKH Nguyễn Viết Vĩnh, một trong những thành viên của hội đồng chữa thương cho cụ rùa vào năm 2011, việc khẳng định cá thể rùa Đồng Mô có cùng loài với rùa Hồ Gươm hay không thì phải dùng công nghệ gien mới cho kết quả chính xác. Nếu kết luận là cùng loài thì chắc chắn đó là loài rùa quý, cần có phương án bảo tồn.

Về việc đưa một cá thể rùa nơi khác về sinh sống ở hồ Gươm liệu có phù hợp, ông Vĩnh cho rằng chỉ cần là giống rùa hoặc ba ba nước ngọt đưa về hồ Gươm trong điều kiện môi trường không bị ô nhiễm thì cá thể đó hoàn toàn có thể sinh sống, phát triển được. Thực tế là khi phát hiện những bất ổn dẫn đến việc cụ rùa bị thương trước đây, TP Hà Nội cũng đã cải tạo nước hồ Gươm trong sạch hơn.

“Nếu tìm được đúng một cá thể là “hậu duệ” của rùa hồ Gươm thì chúng ta nên đưa về. Đó cũng là cách để vận động bảo tồn đa dạng sinh học bởi mỗi giống loài sẽ làm thiên nhiên đa dạng hơn, dịch bệnh ít hơn. Nhưng phải lưu ý, cá thể thay thế phải đúng nguồn gien, nếu không sẽ ít có giá trị” - ông Vĩnh nhấn mạnh.

Theo ông Vĩnh, cá thể này là linh vật nhưng thực chất cũng là sinh vật. Do đó, không thể tránh khỏi việc sinh vật đó chết đi theo quy luật tự nhiên. “Chúng ta phải thống nhất rằng dù còn rùa hồ Gươm hay không, dù có cá thể nào khác thay thế hay không thì những câu chuyện về hồ Gươm, về sự tích “hoàn kiếm” vẫn còn mãi và đó là giá trị văn hóa vô hình. Do vậy, nếu có cá thể thay thế được thì tốt mà không có thì cũng không ảnh hưởng gì” - ông Vĩnh chia sẻ.

Tuổi thọ đã vài trăm năm

TS Nguyễn Quang Tề - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể rùa hồ Gươm năm 2011 - cho rằng chưa xác định được chính xác tuổi của cụ rùa nhưng ước tính đã sống đến vài trăm năm, thuộc nhóm thọ nhất thế giới. Rùa hồ Gươm dài 2,08 m, ngang 1,08 m, nặng 169 kg.

Cá thể rùa đã chết năm 2010 và hiện được trưng bày ở đền Ngọc Sơn dài 1,2 m, nặng 52 kg và là rùa mai mềm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo