xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ma túy - Điểm đen giờ đã "trắng: Mái ấm cho người lầm lỡ

Bài và ảnh: Đình Thi

Các cơ sở xã hội, trường giáo dục… chính là chiếc “cầu nối” hạnh phúc, điểm tựa tinh thần giúp người nghiện ma túy vượt qua khó khăn, sớm hòa nhập cộng đồng

Ai cũng có thể thấy rõ chuyện xử lý các đối tượng tệ nạn xã hội, nhất là người nghiện lang thang, mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Theo nhiều người nhìn nhận, điều cốt yếu là làm sao người nghiện lang thang có được mái ấm cho bản thân mới mong tình hình an ninh trật tự ổn định lâu dài. Việc này tuy khó nhưng tới nay, TP HCM đã cơ bản làm được khi các mái ấm cho người nghiện ngày một phát huy hiệu quả.

Tương lai phía trước

Những ngày qua, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm về các cơ sở xã hội trên địa bàn TP như Bình Triệu, Nhị Xuân, Thanh thiếu niên II. Đây quả là những mái nhà chung hữu ích, đang mang lại hiệu quả thiết thực cho những người lầm lỡ có cơ hội sẻ chia tâm tư tình cảm, góp phần giảm bớt mặc cảm để tái hòa nhập cộng đồng.

Đến cơ sở xã hội Bình Triệu (đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM) vào một buổi chiều cuối tháng 6, chúng tôi tận mắt chứng kiến những con người từng một thời gieo mình vào “cái chết trắng” để rồi phải chịu cảnh lang bạt kỳ hồ, giờ họ đã thực sự có được mái ấm cho mình.

 

Học viên tập luyện thể thao tại cơ sở xã hội Bình Triệu
Học viên tập luyện thể thao tại cơ sở xã hội Bình Triệu

 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết những người nghiện nơi đây được tư vấn tâm lý, cắt cơn, giải độc; được chăm sóc sức khỏe chu đáo, ăn uống đầy đủ. Đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội là một việc làm hết sức nhân đạo, cứu vớt sự sống của những người trẻ tuổi lầm lỡ, mang lại cho họ một cuộc sống tốt hơn ở tương lai.

Cơ sở Xã hội Bình Triệu là nơi làm những nhiệm vụ bước đầu trong công tác cai nghiện như cắt cơn giải độc, xác định tình trạng nghiện, phối hợp cùng công an xác minh nơi cư trú, trình qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn và tòa án tống đạt quyết định đối với người nghiện. Sau đó, cơ sở xã hội Bình Triệu sẽ tổ chức chuyển trường để người nghiện có cơ hội được học nghề, hòa nhập cộng đồng.

Ông Lê Bá Hoàng, Giám đốc cơ sở xã hội Bình Triệu, chia sẻ: “Với kinh nghiệm trong ngành hơn 39 năm, tôi đã đối mặt với không ít khó khăn, nhất là việc tiếp cận những thành viên “đô cao” (nghiện nặng). Họ có những hành vi, biểu hiện bất hợp tác, quậy phá, nói tục chửi thề… Tuy nhiên, nhờ đội ngũ y - bác sĩ tận tình trong công tác tổ chức cắt cơn, giải độc bằng cả cái tâm thì những khó khăn ban đầu ấy dần được khắc phục. Hình ảnh các học viên chơi thể thao vui vẻ là kết quả của một quá trình không dễ dàng nên mọi người phải cố gắng hết mức có thể mới làm được”.

Ra trường là có việc làm

Trường Giáo dục - Đào tạo và Giải quyết việc làm(GD-ĐT-GQVL) số 3 (thuộc Lực lượng Thanh niên Xung phong TP HCM) là nơi lý tưởng của người nghiện sau giải độc cắt cơn. Bởi ở đây, học viên luôn được quan tâm từ tâm lý cho đến nghề nghiệp, việc làm sau cai nghiện.

Ông Trương Quang Nam, Giám đốc Trường GD-ĐT-GQVL số 3, cho biết nơi đây tiếp nhận gần 1.000 học viên theo quyết định của tòa án sau khi cắt cơn giải độc và xác định tình trạng nghiện từ các cơ sở xã hội trên địa bàn TP. Trường đào tạo các ngành nghề như điện gia dụng, sửa xe máy, may mặc…

Theo ông Nam, thực tế cho thấy trừ một số gia đình có khả năng tạo công ăn việc làm cho con em mình, phần lớn người đi cai nghiện về đều thất nghiệp hoặc xin việc rất khó khăn bởi nhiều công ty ngần ngại, không thu nhận họ. Trong khi đó, với người đi cai nghiện về, nếu gián đoạn một thời gian thì tình trạng tái nghiện là điều không tránh khỏi. Nắm bắt được vấn đề này, từ lâu nhà trường đã cậy nhờ đến sự giúp đỡ, quan tâm, sẻ chia của các cấp, các ngành, nhất là hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP nên hầu hết các học viên khi ra trường đều có việc làm ổn định. “Nhiều người được giao giữ xe ở các quán ăn hay làm bảo vệ với mức thu nhập từ 2,5 triệu đồng/tháng trở lên. Họ không còn mặc cảm và vượt lên quá khứ để sống tốt hơn” - ông Nam nói.

Để kiểm chứng những gì ông Nam nói, chúng tôi đã tìm gặp anh Trần Văn M. (30 tuổi) - một trong những học viên Trường GD-ĐT-GQVL số 3. Anh M. tâm sự: “Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả, có đủ điều kiện học hành nhưng thường xuyên lang thang cùng chúng bạn. Do một lần không kiềm chế được bản thân, tôi đã bị dính vào ma túy. Sau thời gian cai nghiện, tôi được cơ quan chức năng đưa vào Trường GD-ĐT-GQVL số 3 để học tập và làm việc. Ðến nay, công việc của tôi đã ổn định và mặc cảm không còn nữa”. Bằng chứng, anh M. hiện là một vận động viên của quận, nhiều lần nhận được giải thưởng tại các hội thao cấp TP.

Anh Nguyễn Ngọc T. (28 tuổi) sau khi cai nghiện ở Trường GD-ĐT-GQVL số 3 về cũng đã dứt được ma túy nhờ vào nghề sửa xe máy học được ở trường. Hiện anh đang là chủ một tiệm sửa chữa, tân trang xe máy có uy tín trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3.

Ông Hoàng Trọng Quý, Phó chánh Văn phòng Lực lượng Thanh niên Xung phong TP HCM, nói: “Muốn bỏ hẳn ma túy để hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần có quyết tâm cao cũng như sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và người thân. Các cơ sở xã hội, trường giáo dục… chính là chiếc “cầu nối” hạnh phúc, điểm tựa tinh thần giúp người nghiện ma túy vượt qua khó khăn, sớm hòa nhập cộng đồng.

 

Nhiều người được vay vốn

Ông Trương Quang Nam cho biết Trường GD-ĐT-GQVL số 3 hoạt động với phương châm “Lấy nghị lực làm liều thuốc cai nghiện”. Bằng nhiều cách, giáo viên của trường đã khơi dậy tiềm năng, ý chí của bản thân những người đã cai nghiện để họ giải tỏa tâm lý, vướng mắc trong cuộc sống.

Đặc biệt, với những học viên chăm chỉ có ý chí quyết tâm làm lại cuộc đời, trường đã phối hợp với hội phụ nữ vận động vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ tốt hơn về vật chất cho họ. “Đến nay, đã có gần 50 trường hợp được trường giúp đỡ vay vốn làm ăn với số tiền thấp nhất là 5 triệu đồng/người và cao nhất là 30 triệu đồng/người” - ông Nam nói.

 

Kỳ tới: Không đánh trống bỏ dùi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo