xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất hàng trăm tỉ đồng do hạn

Bài và ảnh: Lê Trường

Trong khi Tây Nguyên và Trung Trung Bộ đã có mưa, hạn hán vẫn còn khốc liệt tại 2 tỉnh cực Nam Trung Bộ là Ninh Thuận và Bình Thuận

Theo đánh giá của các cơ quan khí tượng thủy văn, đợt nắng hạn kéo dài từ năm 2014 đến nay là chưa từng có trong hơn 20 năm qua ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng thiệt hại trong nông nghiệp đến thời điểm này ở Ninh Thuận đã xấp xỉ 140 tỉ đồng, Bình Thuận ít hơn nhưng cũng mất hàng chục tỉ.

Hàng chục ngàn người đang thiếu nước

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Ninh Thuận, hiện có trên 4.000 hộ với gần 20.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt. Các xã Phước Trung (huyện bác Ái), Nhơn Sơn, Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn), Nhơn Hải, Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), Phước Nam (huyện Thuận Nam)... là những địa phương thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng nhất và ngày càng gay gắt.

Cây trồng ở tỉnh Ninh Thuận đang thiếu nước nghiêm trọng
Cây trồng ở tỉnh Ninh Thuận đang thiếu nước nghiêm trọng

Trong vụ đông xuân 2014-2015, tổng diện tích ngừng sản xuất do thiếu nước tưới là 6.100 ha. Trong đó, trên 3.200 ha lúa, 2.900 ha hoa màu, thiệt hại hơn 30.000 tấn lương thực. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có trên 50 ha lúa thiệt hại 100%, 135 ha cây màu giảm 50% năng suất; trên 80 ha nho, táo bị mất trắng hoặc giảm năng suất 50%; trên 1.100 ha mía thiệt hại từ 40%-70%.

Thiếu nước uống, thức ăn khiến đàn gia súc suy kiệt trầm trọng. Ba tháng qua, đã có hơn 350 gia súc chết, trong đó dê, cừu khoảng 300 con; còn lại là trâu, bò. Nắng hạn gay gắt cũng làm cháy trên 10 ha rừng trồng, chủ yếu ở 2 huyện miền núi Ninh Sơn, Bác Ái.

Theo báo cáo nhanh của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, nắng hạn gay gắt từ đầu tháng 7-2014 đến nay đã làm thiệt hại ít nhất 1.400 ha lúa và hoa màu ở các huyện Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Trong đó, diện tích mất trắng chiếm khoảng 25%, còn lại thiệt hại từ 30%-70%. Riêng vụ đông xuân này, tổng diện tích lúa dự kiến khoảng 33.000 ha nhưng chỉ có 25.000 ha được gieo trồng, giảm khoảng 8.000 ha do thiếu nước. Tình trạng gia súc chết do thiếu nước, thiếu thức ăn đã xuất hiện ở nhiều địa phương.

Người lay lắt, cây khô quắt

Những ngày đầu tháng này, chúng tôi về xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận để “mục sở thị” nạn hạn hán khủng khiếp ở địa phương này. Dọc đường, hàng trăm ha ruộng lúa bị nứt nẻ, xơ xác. Các tuyến kênh mương nội đồng đều cạn kiệt nước.

Từ sáng sớm, đã có hàng chục phụ nữ, trẻ em cầm can nhựa, xô, thùng đến các bể chứa nước công cộng trong thôn để tranh thủ lấy nước sinh hoạt. Đây là nguồn nước được tỉnh hỗ trợ, chuyển từ miền xuôi lên. Ông Trương Quý Dương, Chủ tịch UBND xã Phước Trung, cho biết nhiều tháng qua, hơn 1.000 nhân khẩu của địa phương phải chạy đôn chạy đáo mua nước sinh hoạt. Người có tiền thì mua được nước sạch, những gia đình nghèo phải sử dụng nước ao tù. May mà tỉnh đã trợ giúp mỗi ngày 4 xe bồn khoảng 100 m3, nếu không bà con chẳng biết sống ra sao!

Từ các huyện miền núi Bác Ái, Ninh Sơn ngược về các huyện biển Ninh Hải, Thuận Nam, đâu đâu cũng nghe người ta bàn chuyện gom nước chống hạn. Những vùng xa trung tâm huyện lỵ, việc có được một thùng nước để uống trong những ngày nắng hạn này là không dễ dàng bởi hầu hết các giếng ở đây đều cạn hoặc nhiễm phèn nặng. Vài giếng còn nước, bà con phải chia nhau từng gáo.

Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là địa phương đang chịu hạn hán nặng nề nhất tỉnh này. Hiện cả 3 hồ Đá Bạc, Lòng Sông, Phan Dũng đã cạn kiệt nước. Ông Huỳnh Nhất, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện, cho biết tình trạng thiếu nước tập trung ở 2 xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân. Ở đây, bà con đã ngừng sản xuất từ năm ngoái. Xã Vĩnh Hảo có hơn 1.800 hộ dân nhưng lượng nước chỉ có thể phục vụ cho 600 hộ. Nhiều hộ phải mua nước với giá 50.000 -60.000 đồng/m3.

Tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có trên 300 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều gia đình phải mua từng thùng nước sạch để nấu ăn. Hàng trăm hecta cây trồng chết khô vì không có nước tưới. Nhiều huyện khác của tỉnh cũng đang bị thiệt hại nặng do nắng hạn.

Thủy điện xả nước nhỏ giọt

Hiện nay, hàng chục ngàn hecta đất sản xuất của 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận dựa vào nguồn nước xả của các nhà máy thủy điện Krông Pha (Ninh Thuận), Đại Ninh, Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận). Theo ngành NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, từ nay đến tháng 6-2015, lưu lượng xả của thủy điện Krông Pha trên dưới 15 m3/giây, sau đó có thể giảm nếu tiếp tục nắng hạn. Do vậy, nông dân phải gieo cấy theo khuyến cáo của cơ quan chức năng để giảm thiểu thiệt hại. Lượng nước xả của 2 nhà máy thủy điện Đại Ninh, Hàm Thuận - Đa Mi cũng xấp xỉ mức trên nên chủ yếu cứu khát cho gia súc và số diện tích cây trồng trong kế hoạch của tỉnh Bình Thuận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo