xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất rừng - Mất ghế

PHẠM DƯƠNG

Bao giờ rừng mới hết “chảy máu”? Câu hỏi đó không thể không đặt ra khi mà không dưới một lần Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh đóng cửa rừng nhưng rừng vẫn tiếp tục bị “hạ sát”.

Hồi cuối năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng yêu cầu kể từ năm 2014, các địa phương trong cả nước phải đóng cửa rừng, không cho khai thác nhằm phục hồi rừng. Mới đây nhất, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ rừng. Thủ tướng còn nhấn mạnh rằng mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác.

Sở dĩ người đứng đầu Chính phủ lên tiếng mạnh mẽ như vậy là dù đã ban hành các đạo luật, mệnh lệnh pháp lý song rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá. Thậm chí có tình trạng ngó lơ lệnh đóng cửa rừng của Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 6-2016.

Quyết định dứt khoát của Thủ tướng được đưa ra ngay lập tức sau khi biết tình trạng tàn phá rừng tới mức báo động đỏ. Bất chấp những kế hoạch, mục tiêu hay chiến dịch như “phủ xanh đất trống đồi trọc” hay “tái sinh rừng”…, diện tích rừng vẫn bị suy giảm nghiêm trọng về diện tích và chất lượng. Số liệu thống kê chính thức cho thấy từ năm 2010 đến 2014, rừng Tây Nguyên giảm 307.000 ha, độ che phủ giảm từ 51,9% xuống còn 45,8%; tỉ lệ rừng giàu chỉ còn 10,4%, rừng trung bình còn 22,7%, còn lại là rừng nghèo kiệt; trữ lượng gỗ giảm 17,4%…

Mất rừng là mất Tây Nguyên”. Từ nhận định này của Thủ tướng có thể thấy rõ đóng cửa rừng là việc làm không thể khác. Thế nhưng, điều đáng nói là mệnh lệnh của Thủ tướng vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc trên thực tế gần năm qua. Trái lại, tình trạng phá rừng có chiều hướng gia tăng.

Có nhiều lý do để biện minh cho việc không chấp hành lệnh của Thủ tướng Chính phủ. Đó có thể là do người dân du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy; do lâm tặc phá rừng; do rừng ở nơi heo hút khó quản lý… Song có rất nhiều vụ phá rừng mà khi điều tra đã phát hiện kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc hoặc lâm tặc được bảo kê, “chống lưng”. Và điều quan trọng nhất là trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng không được gắn chặt với trách nhiệm của người quản lý, người đứng đầu nên những cánh rừng “vô chủ” hay “cha chung không ai khóc” mặc sức bị tàn phá.

Đúng là không dễ để trả lời câu hỏi bao giờ chấm dứt nạn “chảy máu” rừng khi việc quản lý và bảo vệ mỗi cánh rừng không gắn liền với trách nhiệm của các đơn vị và người đứng đầu cụ thể.

Chỉ khi có biện pháp mạnh, cứ mất rừng là mất ghế, từ ghế của kiểm lâm chịu trách nhiệm trực tiếp cho tới người đứng đầu chính quyền địa phương để mất rừng, khi đó mới mong rừng thôi “chảy máu”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo