icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở ra nhiều cơ hội cho Việt kiều đầu tư vào CNTT

N.Mai-P.Ngọc

Hội nghị “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT)” được tổ chức tại TPHCM ngày 20-8 là dịp để gần 200 đại biểu là trí thức, doanh nghiệp Việt kiều trong và ngoài nước bày tỏ những điều tâm huyết và bàn nhiều giải pháp cụ thể để phát triển CNTT-TT nước nhà.

Hội nghị diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM) do Bộ Bưu chính - Viễn thông, Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và UBND TPHCM tổ chức. Mở đầu hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã khẳng định: “Đây là cơ hội để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ mối quan tâm và nguyện vọng chính đáng được đóng góp cho CNTT-TT nước nhà, cũng là cơ hội để Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp hiểu rõ hơn tiềm năng và khả năng to lớn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực CNTT-TT”. Sau báo cáo “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với chiến lược phát triển CNTT-TT” của Viện trưởng Viện Chiến lược Bưu chính - Viễn thông Trần Minh Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trình bày hiện trạng, mục tiêu, giải pháp đến năm 2010 và khả năng đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trí thức kiều bào góp ý rất sôi nổi và thẳng thắn 3 đề dẫn do Ban Tổ chức gợi ý. Đó là: Chính sách, cơ hội đầu tư và khả năng đóng góp trong nghiên cứu, đào tạo của kiều bào trong lĩnh vực CNTT-TT.

Nhiều đại biểu mong muốn Nhà nước có một chính sách cụ thể khuyến khích các công ty vừa và nhỏ về CNTT trong nước liên kết thành tập đoàn lớn. Có như vậy mới tạo thành thế đứng vững chắc, cạnh tranh được về CNTT với các nước. Một trong những điểm yếu trong lĩnh vực CNTT là nguồn nhân lực cũng được nhiều trí thức, doanh nghiệp Việt kiều đưa ra các giải pháp khắc phục rất thiết thực. Ông Nguyễn Tư Nguyên, Giám đốc Công ty Linet Software, cho biết ông đang có một công ty phần mềm và đào tạo tại tỉnh Khánh Hòa, trong 3 năm qua, công ty đã đào tạo 500 người có trình độ về vi tính cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ muốn ứng dụng CNTT để kiểm soát và quản lý về ngành nghề du lịch. Mặc dù mới chỉ là những bước đi ban đầu nhưng đã hứa hẹn nhiều thành công. Giáo sư Vương Thanh Sơn, Trường Đại học British Columbia (Canada), muốn được tư vấn hoặc giảng dạy tại một trường đào tạo về CNTT tại Việt Nam. Quan tâm đến cơ hội đầu tư, kiều bào bức xúc khi gặp nhiều khó khăn trong quá trình xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, nhất là về thủ tục hành chính, nhà đất,...

Tổng kết hội nghị, Ban Tổ chức đã có những cam kết rất cụ thể như: Luân phiên tổ chức hội nghị hằng năm ở 3 TP lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM; xây dựng chợ trên mạng để giảm chi phí đầu vào và quảng bá cho đầu ra; tóm tắt tất cả các luật lệ, chính sách liên quan đến đầu tư đưa lên mạng Internet để phục vụ bà con kiều bào ở nước ngoài; lập cổng giao lưu để Sở Bưu chính - Viễn thông TPHCM đưa lên mạng những thông tin cập nhật về sản phẩm CNTT; giảm chi phí đường truyền, đơn giản thủ tục visa cho Việt kiều, tạo ra nhiều chỗ ở cho các Việt kiều về nước đầu tư. Để thực hiện được tốt những cam kết này, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị Việt kiều ở các nước Mỹ, Pháp, Đức, Nhật hãy giúp Việt Nam xây dựng danh mục người Việt Nam làm CNTT ở nước ngoài để trao đổi với nhau và liên kết lại.

Kiều bào nhận xét gì từ hội nghị?

Ông Ngô Dương Hoàng Thao, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Đông Dương:

Đã cùng đứng chung “sân chơi”

imgĐây là lần đầu tiên, trí thức Việt kiều chuyên về lĩnh vực CNTT nhiều thế hệ đã được đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với những nhà lãnh đạo cao cấp của Chính phủ về một lĩnh vực mà đối với Việt Nam mới chỉ là bắt đầu. Khi cùng đứng chung “sân chơi” thì khoảng cách bấy lâu nay giữa những người làm CNTT và các nhà quản lý sẽ gần lại với nhau. Nhất là khi các nhà lãnh đạo không chỉ đưa ra chính sách và chờ đợi Việt kiều và ngược lại Việt kiều cũng không còn chờ đợi bao giờ Việt Nam có chính sách thoáng mới tham gia. Điểm gặp nhau này đã giúp cho hội nghị thực sự là nơi chia sẻ, bày tỏ những nguyện vọng, thậm chí hiến kế rất thiết thực. Hội nghị này càng giúp tôi khẳng định kỳ vọng của mình về sự phát triển CNTT nước nhà trong tương lai.

Ông Nguyễn Minh Đồng, Việt kiều Đức:

Giảm bớt điều bất hợp lý sẽ thu hút được nhân tài

imgTôi đã có dự án tư vấn đầu tư một trung tâm đào tạo chuyên gia CNTT về mạng phối hợp với trung tâm đào tạo của Đức cấp bằng theo tiêu chuẩn châu Âu tại TPHCM. Cụ thể trong tháng 11 tới, sẽ có một nhóm chuyên gia từ Đức sang Việt Nam tìm đối tác. Các chuyên gia nước ngoài đánh giá mặc dù lực lượng lao động Việt Nam có vốn tiếng Anh kém hơn các nước lân cận nhưng là một đất nước có triển vọng về CNTT, nhất là khi nguồn lực về CNTT tại đây có sự hợp tác của người Việt ở nước ngoài. Vấn đề chính là để thu hút được nhân tài là phải giảm bớt điều bất hợp lý mà những doanh nghiệp Việt kiều phải chịu. Chẳng hạn, biểu thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam quá cao. Ví dụ một kỹ sư CNTT ở Mỹ mới ra trường có mức lương trung bình 50.000 USD/năm. Khi trừ đi các khoản tiền như bảo hiểm, sinh hoạt, mua nhà, tiền học tiếp tục... đều được khấu hao vào thuế, như vậy họ chỉ còn đóng từ 10% đến 15%. Nhưng ở Việt Nam cũng với mức lương ấy, họ phải đóng tới 60% thuế thu nhập mà không được trừ chi phí gì.

Phạm Hồng Sơn, Việt kiều Pháp:

Thiếu kinh nghiệm khi tiếp cận dự án lớn

imgTôi hoạt động trên lĩnh vực CNTT ở Pháp từ hơn 10 năm nay, mới về TPHCM được 1 tuần và rất mừng khi được mời dự hội nghị này. Tôi cho rằng càng có nhiều hội nghị tầm cỡ quốc gia có sự tham dự của lãnh đạo cao cấp thì chúng ta sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, đào tạo nhiều hơn. Cái thiếu lớn nhất của CNTT Việt Nam là kinh nghiệm tiếp cận những dự án lớn. Nhưng không nên băn khoăn về điểm này vì đây lại là thế mạnh của anh em Việt kiều. Trong hành lý của chúng tôi có một số đề án về CNTT từ Pháp mà tôi sẽ trình bày tại hội nghị này.

Mai Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo