xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Môi trường ô nhiễm nặng sau lũ

Nhóm phóng viên

Sau khi bão lũ đi qua, người dân vùng bị thiên tai ở miền Trung và Tây Nguyên khẩn trương khắc phục hậu quả song họ đang phập phồng lo sợ dịch bệnh bùng phát vì môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng

Tại TP Đà Nẵng, những ngày qua, rác từ các nơi theo nước lũ đổ về, hàng chục ngàn tấn rác tấp vào bờ biển Đà Nẵng khiến cho bãi biển bị ô nhiễm trầm trọng. Bãi cát trắng dài trên 10 km, chạy dọc tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa, từ Sơn Trà đến giáp vùng biển Quảng Nam, đã trở thành bãi rác. Các bãi biển Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình... ở Đà Nẵng cũng đầy rác.

Nguồn nước bị ô nhiễm

Ô nhiễm do rác có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Điều khiến người dân lo lắng là nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Ông Nguyễn Khắc Xuyên - Bí thư Đảng ủy xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - cho biết sau khi lũ rút, điều lo lắng nhất là nguồn nước uống cho người dân toàn xã bị ô nhiễm nặng bởi đa số dùng nước giếng đóng nhưng nước lũ tràn ngập hết, bùn non đặc quánh làm cho nước đục ngầu, còn đường ống nước sạch kéo từ Khe Trâu về cung cấp cho người dân thôn An Điềm cũng bị nước lũ cuốn trôi toàn bộ.
img
Cán bộ y tế tỉnh Quảng Bình khẩn trương phun thuốc khử trùng ở vùng lũ để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát Ảnh: Hoàng Hà

Nhiều xã trên địa bàn 2 huyện Ea Súp và Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk cũng rơi vào cảnh tương tự. Bà Đào Thị Yến, ngụ xã Ea Bung, huyện Ea Súp, cho biết mưa lũ đã làm giếng nước của gia đình bà và nhiều hộ dân khác ngập 5 ngày liền. Do số thuốc của cán bộ y tế cấp hạn chế nên chỉ xử lý được nước dùng để ăn uống, còn việc tắm giặt đều phải sử dụng nguồn nước giếng ô nhiễm. Vì thế phần lớn thành viên trong gia đình bà Yến đã xuất hiện bệnh đau mắt. Điều lo ngại hơn là nhiều hộ dân người dân tộc thiểu số sống rải rác ở khu vực rừng núi không xử lý nước mà để vậy sử dụng nên rất dễ bùng phát dịch bệnh.

Dịch bệnh xuất hiện

Tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đã có hiện tượng dịch đỏ mắt lây lan ở các xã vùng bị ngập lũ, như Thượng Hóa, Trung Hóa, Tân Hóa… Theo ông Cao Thanh Biên, Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa, mặc dù chính quyền và nhân dân cố gắng làm tốt công tác xử lý vệ sinh sau lũ nhưng dịch đau mắt đỏ vẫn xảy ra. Hiện trên địa bàn xã có gần 200 trường hợp bị nhiễm bệnh, phần lớn tập trung ở độ tuổi học sinh. Ông Cao Sỹ Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Minh Hóa, cho biết ngoài việc đưa thuốc điều trị về cho người dân, cán bộ trung tâm còn trực tiếp về cơ sở để chỉ đạo lực lượng y tế thôn bản cùng chính quyền địa phương phun thuốc khử trùng ở những vùng có dịch, giúp dân xử lý nguồn nước sạch để phòng trừ dịch bệnh.

Theo bác sĩ Lê Thị Châu, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ea Súp, trên địa bàn huyện có 809 giếng nước của người dân bị ngập sâu trong nước lũ, cần phải xử lý. Từ ngày 20-9 đến nay, trung tâm đã huy động tối đa cán bộ y tế cấp phát hàng ngàn viên Chloramin B để người dân xử lý nước sinh hoạt. “Tính đến chiều 24-9, trên địa bàn một số xã của huyện, bệnh đau mắt, tiêu chảy… tăng mạnh nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát” - bác sĩ Châu cho biết thêm.

Huyện Ea H’Leo có 650 giếng nước bị ngập nên khoảng 3.640 người dân thiếu nước sinh hoạt. Do thiếu hóa chất Chloramin B nên huyện mới xử lý nước sinh hoạt cho 3 xã, thị trấn. Trung tâm Y tế huyện Ea H’Leo tiếp tục có tờ trình gửi Sở Y tế tỉnh cấp thêm hóa chất để xử lý nước sinh hoạt ở các xã còn lại nhằm hạn chế dịch bệnh bùng phát do người dân sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Chặn dịch bệnh, xử lý môi trường

Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết ngay sau khi lũ rút, ngành y tế của tỉnh đã vào cuộc, đến từng nơi bị ngập hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh trên người, như đỏ mắt, bệnh tay chân, tiêu hóa..., trong đó ưu tiên xử lý nguồn nước sạch cho người dân sử dụng.

Tại tỉnh Quảng Bình, ngành y tế tỉnh cũng đã sớm vào cuộc. “Ngay khi lũ rút, các trung tâm y tế dự phòng ở địa phương lập tức tăng cường lực lượng về cơ sở hướng dẫn người dân tìm nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường, đặc biệt chú ý phòng, phát hiện các điểm có phát sinh bệnh đau bụng, tiêu chảy, đỏ mắt, sốt... để khẩn trương xử lý, chống lây lan” - ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, cho biết.

Theo bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, ngay sau khi xảy ra mưa lũ, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế chú ý phòng chống dịch bệnh lây truyền do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối tiếp nhận thông tin, chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, thuốc, thực hiện các biện pháp chuyên môn để xử lý dịch bệnh khi bùng phát... Ngoài ra, Sở Y tế cũng đã cấp phát hàng trăm kg và hàng chục ngàn viên Chloramin B cho các huyện để xử lý nước sinh hoạt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo