xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mua thuốc pháo quá dễ

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

Việc mua kali clorat và phốt pho để làm pháo hiện vẫn quá dễ dàng và điều này đã dẫn đến vụ tai nạn làm 4 sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM thiệt mạng

Theo ông Bùi Văn Uy, Hội Hóa học TP HCM, về nguyên tắc, 2 loại hóa chất quan trọng để làm pháo là kali clorat (KClO3) và phốt pho (P) không được kinh doanh tự do và không phải ai cũng mua được. Đặc biệt là kali clorat, do liên quan đến cháy nổ nên khi nhập khẩu phải lập kế hoạch trước, có số lượng cụ thể, mục đích sử dụng và phải được cơ quan chức năng cho phép. Sau đó, khi nhập về cũng phải phân phối đúng theo kế hoạch đã trình. “Thực tế thì hầu như hóa chất nào cũng có bán và ai mua cũng được” - ông Uy nhận định.

Các thùng hóa chất không nhãn mác trong vụ 10 container hàng lậu vừa bị phát hiện tại TP HCM
Các thùng hóa chất không nhãn mác trong vụ 10 container hàng lậu vừa bị phát hiện tại TP HCM

Cũng theo ông Uy, quy trình làm pháo nổ khá đơn giản nên nhiều người tìm hiểu rồi tự làm. Tuy nhiên, người không có chuyên môn thường không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nên dễ xảy ra cháy nổ. Trong hóa học, chỉ cần thay đổi trình tự, chất nào cho trước, chất nào cho sau là có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm ngay.

Trong khi đó, một cán bộ quản lý thị trường TP HCM cho biết công tác quản lý hóa chất gây cháy nổ đã được đặt ra từ khi xảy vụ “Phương khói lửa” làm nhiều người thiệt mạng tại TP HCM nhưng đến nay, vẫn chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. “Quan trọng nhất là mục đích sử dụng; kali clorat và phốt pho còn được dùng sản xuất phân bón, sơn phản quang... nên không phải là chất cấm mà là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Nhiều ý kiến cho rằng cần có quy định người bán phải yêu cầu người mua xuất trình các giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng nhưng biện pháp này khó khả thi vì cạnh tranh, người bán dễ bỏ qua thủ tục này” - cán bộ quản lý thị trường này nhận định.

Ngoài ra, thường xuyên xảy ra việc cơ quan quản lý thị trường tạm giữ hóa chất nhưng không biết là loại gì, thậm chí qua giám định cũng không xác định nên gây khó khăn trong xử lý.

Chẳng hạn, mới đây, trong vụ 10 container hàng lậu xuất xứ từ Trung Quốc “lọt lưới” hải quan  (Báo Người Lao Động đã thông tin), có một lượng lớn hóa chất dạng lỏng màu trắng đựng trong 17 thùng (mỗi thùng khoảng 50 kg) có mùi hắc khó chịu. Về hình thức, những thùng chứa hóa chất này là loại nhựa cũ, dạng sang chiết chứ không phải hàng mới từ nhà sản xuất. Trên thùng không có thông tin về tên hóa chất, mục đích sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng mà chỉ có vài dòng chữ ghi bằng bút lông có thể là thông tin người nhận hàng.

Theo báo cáo của Sở Công Thương TP HCM, trong năm 2013, các cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp chủ yếu tập trung tại khu vực chợ Kim Biên (quận 5) và các con đường lân cận như: Vạn Tượng, Phan Văn Khỏe, Phùng Hưng, Hải Thượng Lãn Ông... Tuy nhiên, hầu hết cơ sở này đều không bảo đảm các điều kiện về vật chất, con người cũng như phòng cháy chữa cháy. Trong năm, cơ quan chức năng phát hiện 18/28 cơ sở bị kiểm tra có vi phạm như không đủ điều kiện kinh doanh hóa chất, chưa xây dựng biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất... Trong khi đó, cán bộ quản lý về hóa chất của TP thiếu về số lượng và chất lượng, nhiều cán  bộ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về hóa chất.

Trách nhiệm thuộc về địa phương

Phóng viên: Vụ 4 sinh viên vừa thiệt mạng do làm pháo từ hóa chất mua quá dễ dàng ở TP HCM một lần nữa cho thấy sự buông lỏng việc buôn bán hóa chất có thể gây ra những hệ lụy vô cùng thảm khốc?

- Ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Trách nhiệm quản lý lĩnh vực này thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương đã được quy định rất rõ trong luật và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý kéo dài nhiều năm qua đã dẫn đến những vụ tai nạn, vụ án vô cùng thương tâm. Tôi rất lo ngại kẻ xấu có thể mua các hóa chất để chế tạo bom, mìn, vũ khí gây ra các vụ phạm tội, thậm chí có thể là bạo động.

Như ông nói pháp luật đã quy định cụ thể trách nhiệm nhưng phải chăng do chưa “xử”, chế tài nghiêm cơ quan, cán bộ quản lý địa bàn nên tình hình buông lỏng vẫn tiếp diễn?

- Đúng là như vậy. Ngoài việc xử lý các cơ sở buôn bán, nếu “trói” chặt trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thì công tác quản lý sẽ có chuyển biến.

Bảo Trân thực hiện

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo