xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nạn vòi vĩnh, hối lộ vẫn nhức nhối

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Tỉ lệ người dân cho biết phải “lót tay” để làm giấy tờ đất, đưa hối lộ khi xin việc làm trong khu vực nhà nước đều tăng.

Kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2016 đã được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp các bên liên quan công bố ngày 4-4.

Tăng mức độ chịu đựng

Một trong những điểm đáng chú ý trong báo cáo là chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công có xu hướng giảm điểm.

Theo báo cáo, tỉ lệ người dân cho biết phải “lót tay” cho công chức để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho giáo viên tiểu học công lập (để con em được quan tâm hơn) tiếp tục tăng; khoảng 54% cho rằng cần đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước (cao hơn tỉ lệ 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011).

Tỉ lệ người dân cho rằng cán bộ chính quyền địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng. Chỉ 32,6% cho biết chính quyền cấp tỉnh đã nghiêm túc trong xử lý các vụ tham nhũng ở địa phương (tỉ lệ thấp nhất trong vòng 6 năm qua).

Báo cáo cũng cho rằng quyết tâm chống tham nhũng “ổn định” mức thấp ở chỉ tiêu về quyết tâm của người dân trong việc tố giác các hành vi tham nhũng, vòi vĩnh của cán bộ chính quyền khi chỉ có khoảng 3% số người đã bị nhũng nhiễu, đòi hối lộ tố giác hành vi tham nhũng của cán bộ chính quyền. Mức độ chịu đựng sự vòi vĩnh của người trả lời tiếp tục gia tăng, người bị vòi vĩnh đưa hối lộ có xu hướng không tố giác hành vi đòi hối lộ của cán bộ, công chức nếu số tiền vòi vĩnh chưa lên tới 25,6 triệu đồng (cao hơn mức trung bình khảo sát năm 2015).


Các đại biểu trao đổi bên lề buổi công bố kết quả khảo sát chỉ số PAPI năm 2016

Các đại biểu trao đổi bên lề buổi công bố kết quả khảo sát chỉ số PAPI năm 2016

Cần Thơ, Tiền Giang và Bến Tre là những tỉnh đạt điểm cao nhất ở chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công. Đặc biệt, Long An vẫn có tên trong danh sách các tỉnh đạt điểm cao nhất ở chỉ số nội dung này trong 6 năm liên tục. Ngược lại, Hà Nội luôn có tên trong nhóm tỉnh/TP đạt điểm thấp nhất từ năm 2011 đến 2016. TP HCM và Hải Phòng cũng có tên trong nhóm đạt điểm thấp nhất cùng 5 tỉnh phía Bắc và 3 tỉnh Tây Nguyên.

Dù đói nghèo vẫn được xem là vấn đề hệ trọng nhất đối với người dân nhưng so kết quả khảo sát năm 2015, tỉ lệ người dân cho rằng môi trường là mối quan ngại lớn nhất tăng 10%. Người dân ngày càng quan ngại hơn về ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Những vấn đề hệ trọng khác là việc làm, phát triển kinh tế, tranh chấp biển Đông, tham nhũng và giao thông.

Tăng trách nhiệm giải trình

Trình bày kết quả khảo sát, ông Đặng Hoàng Giang, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), cho biết đa số người dân cho rằng hiện trạng “vị thân” khi tuyển dụng nhân lực vào khu vực công ngày càng trầm trọng. Mục tiêu “công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công” rất khó đạt khi thân quen và “lót tay” vẫn là yếu tố quyết định sự thành công của một cá nhân khi xin việc vào khu vực công.

Từ kết quả khảo sát, báo cáo khuyến nghị để tăng cường hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, các cấp chính quyền cần giám sát và giảm thiểu những hành vi nhận tiền ngoài quy định khi cung ứng dịch vụ công. Cùng với đó, ngăn chặn cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi qua các hành vi như vòi vĩnh khi làm thủ tục hành chính, sử dụng công quỹ vào mục đích cá nhân và nhận “lót tay” trong tuyển dụng nhân sự vào khu vực công.

Theo ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, hầu hết các tỉnh/TP có thể làm tốt hơn để cải thiện năng lực và thái độ của công chức, viên chức; tăng tính minh bạch, khả năng phản hồi và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.

“Người dân cần được tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định, thực hiện và theo dõi chính sách, đóng vai trò làm chủ cao hơn đối với chính sách. Hành vi và kỹ năng của cán bộ, công chức cũng cần cải thiện. Phải tạo văn hóa cởi mở, minh bạch trong các cơ quan của chính quyền, giúp chúng ta có một hệ thống mạnh mẽ hơn, cởi mở hơn…” - ông Malhotra khuyến nghị.

TP HCM: Chấm dứt thư mời giấy

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết trong 6 năm qua, nội dung chỉ số cung ứng dịch vụ công của TP HCM luôn đứng đầu cả nước về mức độ thuận lợi cũng như cung cấp các dịch vụ công trực tuyến dù một ngày trung bình phải giải quyết khoảng 5.000 hồ sơ, lớn nhất cả nước. Trong đó, cấp phép xây dựng trực tuyến tối thiểu cũng giúp giảm 1/3 thời gian so quy trình bình thường, chủ yếu là rút ở thời gian giải quyết thủ tục nội bộ. TP HCM đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ áp dụng những dịch vụ công trực tuyến mà trung ương quy định. Không chỉ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp mà việc liên thông giữa các sở, ngành với nhau và giữa các sở, ngành với địa phương cũng phải trực tuyến.

“Vừa rồi, khi chấm dứt thư mời bằng giấy, riêng Văn phòng UBND TP HCM một năm tiết kiệm được khoảng 1,5 tỉ đồng” - ông Tuyến nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo