Nội dung thảo luận tổ tập trung vào tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2010.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Ngân sách lành mạnh là tiến tới giảm bội chi và cân bằng thu chi, tiến tới nữa là bội thu. Ảnh: T.DŨNG
Theo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, dù đã nỗ lực để thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước nhưng mất cân đối thu chi còn lớn. Ngân sách lành mạnh là tiến tới giảm bội chi và cân bằng thu chi, tiến tới nữa là bội thu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay phải chấp nhận bội chi.
“Nhưng bội chi thế nào là an toàn? Ngân sách của chúng ta ví như tấm chăn nhỏ đắp cơ thể lớn nên khéo co thì ấm.
Vấn đề là phải tăng được nguồn thu”. Tổng Bí thư nhấn mạnh và đánh giá việc năm 2009 giảm bội chi theo kế hoạch được 0,1% (từ 7% xuống 6,9%) là rất nỗ lực nhưng nhu cầu chi rất lớn mà nhiều nơi chi không hợp lý, lãng phí. Tổng Bí thư cho rằng cần phải mổ xẻ, phân tích kỹ vấn đề này.
Kinh tế suy giảm sao nguồn thu vẫn tăng?
“Kinh tế suy giảm, tăng trưởng GDP giảm nhưng khá ngạc nhiên là thu ngân sách vẫn tăng. Phải chăng là từ trước tới nay chúng ta chưa triệt để trong thu ngân sách?” – đại biểu (ĐB) Lương Phan Cừ (Đắk Nông) đặt vấn đề.
Không chọn người “thu mình lại” vào cấp ủy
|
“Tôi đặt dấu hỏi tại sao thu nội địa dự toán tăng 2,9%, thực tế 43/63 tỉnh thu đạt và vượt dự toán, còn lại không đạt. Điều này cho thấy việc xây dựng kế hoạch hằng năm của các tỉnh có vấn đề”- ĐB Sơn thắc mắc.
Cùng cách nhìn nhận, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) dẫn chứng do dự báo giảm thu mấy chục ngàn tỉ đồng nên tại kỳ họp trước, Chính phủ đề xuất bội chi ngân sách 7% GDP nhưng chỉ trong vòng có mấy tháng tổng thu không giảm mà còn tăng.
ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề xuất năm 2010 phải đẩy mạnh công tác kỷ luật về tài chính.
Nhìn nhận ở góc độ khác, sau khi đưa ra thực tế năm 2009 nhiều địa phương được thưởng tới 1.500 tỉ đồng do tăng nguồn thu, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) nhìn nhận có địa phương lập dự toán thu không sát thực tế, thậm chí thấp hơn khả năng nên cuối năm thu vượt chỉ tiêu.
Tán đồng, ĐB Nguyễn Thị Thanh Hà (Bến Tre) cho rằng không nên đặt ra thưởng vượt chỉ tiêu thu ngân sách bởi các địa phương sẽ tìm cách nhận chỉ tiêu thấp hơn thực tế để rồi thu vượt nhằm được thưởng.
Phải giải được bài toán bội chi
Từ báo cáo của Chính phủ dự kiến mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010 không quá 6,5%, ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng mức bội chi phải giảm trong năm tới và những năm sau.
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) bổ sung: Bội chi năm 2010 chỉ nên ở mức 6% và giảm còn 5% trong năm tiếp theo. Mặt khác, Chính phủ cần rà soát, báo cáo QH làm rõ việc ứng vốn, chi thường xuyên, chi khác năm 2009 tại sao lại tăng đột biến, sử dụng vào mục đích gì, hiệu quả đến đâu. Đồng thời cắt giảm ngay những khoản chi này trong năm 2010...
“Việc chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho quản lý hành chính quá lớn, lên tới gần 45.000 tỉ đồng, trong khi chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế chỉ có 26.900 tỉ đồng. Điều này cho thấy bộ máy hành chính sự nghiệp quá cồng kềnh, phải tinh giản hơn nữa để giảm chi ngân sách”- bà Hường kiến nghị.
Muốn giảm bội chi ngân sách, đi đôi với tăng thu cũng phải chi sao cho có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và thất thoát. ĐB Trần Hồng Việt (Hậu Giang) thắc mắc sao lại thấy có các khoản ngân sách đưa vào các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước vốn là các đơn vị kinh doanh.
ĐB Lương Phan Cừ cho rằng phải chấm dứt ngay tình trạng bội chi năm sau cao hơn năm trước. “Vay thì trước sau cũng phải trả, mà phải trả cả lãi mẹ lẫn lãi con” - ĐB Cừ nói về tính cấp bách phải cân đối ngân sách.
Hôm nay (24-10), QH thảo luận tổ về dự án Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và thảo luận dự án Luật Viễn thông.
Ưu đãi thuế cho DN đầu tư xây nhà ở xã hội
Trong lần sửa đổi này, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà cho công nhân trong các KCN, KCX tập trung thuê và nhà ở cho người có thu nhập thấp, Chính phủ đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế GTGT ở mức thấp nhất là 5% đối với nhà ở để bán, cho thuê cho các đối tượng nêu trên.
|
Bình luận (0)