xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghiệm thu đường... đang lún!

Ánh Nguyệt

Từ khi đưa tuyến đường cao tốc TPHCM - Trung Lương này vào khai thác đã xuất hiện 5 vị trí bị lún, độ lún từ 3 – 7 cm, đặc biệt đoạn nối Tân Tạo – Chợ Đệm diễn biến lún còn khá phức tạp

Chiều 18-2, tại TPHCM, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã tổ chức nghiệm thu tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương để chính thức đưa vào sử dụng, còn những bất cập sẽ được tiếp tục theo dõi và sửa chữa dần. 
 
img

Tại nhiều đoạn trên đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, diễn biến lún vẫn còn phức tạp. Ảnh: MINH SƠN

 
Lún do nguyên nhân... khách quan (?!)
 
Ông Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (PMU Mỹ Thuận), cho biết phần nền đường của tuyến cao tốc đi qua vùng địa chất tương đối ổn định. Tuy nhiên, sau khi đưa dự án vào khai thác đã xuất hiện 5 vị trí bị lún, độ lún từ 3 – 7 cm. Kết quả quan trắc lún mới nhất vào tháng 1-2011 cho thấy nền đường ở đoạn cao tốc đã ổn định và PMU Mỹ Thuận cũng đã hoàn thành việc bù lún, trải lại lớp bê tông tạo nhám.
 
Ở tuyến Tân Tạo – Chợ Đệm (TPHCM), sau khi đưa vào khai thác, nền đường cũng bị lún. Hiện tại, ở đoạn tuyến này vẫn còn 3 vị trí có tốc độ lún tương đối lớn, nghiêm trọng nhất là đoạn từ nút giao Trần Đại Nghĩa đến cầu Kênh 7 (Km 4+600 – Km 5+150, khoảng 700 m) vẫn còn lún trên 14 mm/tháng. Theo PMU Mỹ Thuận, tốc độ lún ở đoạn tuyến này đã giảm đáng kể, kết quả quan trắc vào tháng 2-2011 cho thấy hầu hết chỉ còn lún 2 – 4 mm/tháng và đang đi vào ổn định. Theo tư vấn thiết kế, nguyên nhân lún đầu tiên là do tình hình địa chất trên tuyến không đồng nhất.
 
Chiều sâu lớp đất yếu lớn, một số đoạn tuyến có chiều sâu lớp đất yếu lên đến trên 30 m, trong khi chỉ xử lý được nền đất yếu đến độ sâu tối đa 22 m. Tổng độ lún lớn nhất trên tuyến nối Tân Tạo – Chợ Đệm theo dự báo là 1,57 m nhưng thực tế quan trắc là 2,34 m, chứng tỏ diễn biến lún trên đoạn tuyến này khá phức tạp.
 
Thứ hai, hiện tượng bán nhật triều đã ảnh hưởng đến kết quả quan trắc lún mặt đường khi quyết định dỡ tải: Cuối mùa khô, mực nước ngầm xuống thấp thì tốc độ lún tăng đột ngột, đến mùa mưa, trọng lượng riêng của cát tăng cao làm tốc độ lún cũng tăng cao. Theo PMU Mỹ Thuận, đó là những nguyên nhân khách quan nằm ngoài dự báo và không thể lường trước trong công tác xử lý nền đất yếu tại đoạn tuyến này.
 
Vừa dùng vừa bù lún
 
Địa chất ở các tuyến nối khu vực TPHCM theo đánh giá cũng rất phức tạp, hầu hết là đất rất yếu. Vì vậy, mật độ cọc cát đã được điều chỉnh tăng khá lớn, đồng thời kéo dài thời gian gia tải hơn nhiều so với thiết kế, có vị trí tăng lên 50%-100%. Theo hồ sơ quan trắc, các vị trí sau khi dỡ tải đã tắt lún trong lần quan trắc sau cùng.
 
Trên cơ sở các báo cáo về chất lượng của các bên liên quan, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu 14 đợt. Kết quả cho thấy các hợp đồng thi công xây lắp đều đạt yêu cầu về chất lượng so với yêu cầu thiết kế. Các sai số nằm trong giới hạn cho phép, đủ điều kiện đưa dự án này vào khai thác.
 
Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức cho rằng những vấn đề nảy sinh của dự án đường cao tốc TPHCM – Trung Lương đã được xử lý kịp thời. Riêng đoạn đường Km 4+435 – Km 5+200 thuộc tuyến Tân Tạo – Chợ Đệm và đoạn tuyến nối Bình Thuận – Chợ Đệm (khoảng 2,7 km, còn đang thi công đường gom, cây xanh...), PMU Mỹ Thuận tiếp tục quan trắc lún và bù lún kịp thời, tạm thời cắm biển đường chờ lún. Hai đoạn tuyến này sẽ giao cho Bộ GTVT nghiệm thu và đưa vào khai thác theo quy định hiện hành.
 
Tuyến đường 9.800 tỉ đồng
 
Đường cao tốc TPHCM – Trung Lương có chiều dài 61,9 km, trong đó đoạn cao tốc dài 40 km, còn lại là các đường nối. Tuyến đường này bắt đầu từ nút giao Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TPHCM) và kết thúc tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Tổng vốn đầu tư 9.800 tỉ đồng. Khi đưa dự án vào khai thác, thời gian đi từ Trung Lương về TPHCM chỉ còn hơn 30 phút, nếu đi bằng Quốc lộ 1A phải mất gần 2 giờ.
 

Theo PMU Mỹ Thuận, việc sử dụng bê tông nhựa tạo nhám theo công nghệ Novachip cho tuyến đường được đánh giá là mới và chưa được thực hiện đại trà tại Việt Nam. Vì vậy, thiết kế kỹ thuật được Bộ GTVT phê duyệt chưa nêu rõ việc tạo nhám bằng phương pháp nào, đồng thời tại thời điểm phê duyệt thiết kế chưa có quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu cho công việc này.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo