xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngỡ ngàng với "áo mới" tinh tươm của Đoan Môn Hoàng Thành

Tin-ảnh: Nguyễn Hưởng

(NLĐO)- Sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (Huế), đến Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) lại “khoác áo mới” tinh tươm gây xôn xao dư luận.


Hoàng Thành Thăng Long khoác áo mới gây xôn xao dư luận

Hoàng Thành Thăng Long "khoác áo mới" gây xôn xao dư luận

Những ngày giáp Tết Đinh Dậu 2017, những hình ảnh mới nhất về Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long (quận Ba Đình TP Hà Nội) được phủ lớp vôi màu vàng nổi bật tiếp tục gây sự chú ý của người dân, du khách. Nhiều người cho rằng việc sơn màu vàng nổi khiến Hoàng Thành Thăng Long mất đi tính giá trị nguyên gốc cũng như vẻ cổ kính của nó.

Theo đó, khu vực Đoan Môn hệ thống tường, lan can bậc thang, cửa ngách của Hoàng Thành Thăng Long được phủ một lớp vôi màu vàng nhạt khác lạ so với màu trầm, rêu phong thường thấy.


Di tích Đoan Môn trước khi được quét lại vôi mới

Di tích Đoan Môn trước khi được quét lại vôi mới


Lớp vôi mới quét trên nền những bức tường rêu phong

Lớp vôi mới quét trên nền những bức tường rêu phong

Trao đổi với báo chí, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, cho biết việc quét vôi này là để bảo quản di tích thường niên. Hoạt động này đã được các chuyên gia và cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.

Theo ông Trần Việt Anh, riêng phần kết cấu gỗ sẽ được các chuyên gia làm sạch bằng tay, đánh vecni theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra, phần mái, tường gạch phải làm sạch bề mặt do rong rêu cây cỏ bám vào, vá lại phần sứt lở bằng vữa truyền thống, sau đó, quét lại bằng vôi ve. Riêng khu vực Đoan Môn, lần quét vôi tổng thể như đang làm cũng từng được thực hiện vào dịp Đại lễ 2010.


Màu sơn nổi bật so với màu cũ của di tích

Màu sơn nổi bật so với màu cũ của di tích

img

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di sản, việc bảo quản này bắt đầu từ đầu tháng 12-2016, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 20-1-2017.

Trước đó, việc hàng loạt các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (Huế) được “khoác áo mới” khiến dư luận xôn xao, cùng nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều chuyên gia phản đối cách làm mới mà quên đi giá trị cũ của những di tích này.

Đoan Môn - Cổng phía nam, là lối đi chính để vào bên trong Cấm thành, nơi có điện Kính Thiên và các cung điện khác của vua. Từ thời Lý đã xây cổng ở dây, nhưng cổng Đoan Môn còn tồn tại ngày nay là do nhà Lê sơ xây dựng (thế kỷ XV) và được sửa sang, tu bổ dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

Theo nguyên tắc phong thuỷ, Đoan Môn nằm ở phía nam điện Kính Thiên, là cổng có vị trí rất quan trọng trong các hoạt động mang tính nghi lễ của Hoàng thành.

Đoan Môn được xây dựng bằng đá và gạch vồ theo hình chữ U, chiều sâu là 26,5 m và chiều cao là 6 m. Tổng diện tích xây dựng của Đoan Môn là 3.970 m2.

Cổng có 5 cửa vòm, bên trên cửa chính giữa có gắn một phiến đá (chiều ngang 1,5 m và cao 0,7 m) khắc chữ Đoan Môn. Cửa vào chính giữa rộng nhất (cao 4 m, rộng 2,7 m) dành cho nhà vua. Hai bên là 2 khung cửa nhỏ hơn (cao 3,8 m và rộng 2,5 m) dành cho các quan và thành viên Hoàng tộc, ngoài ra còn có 2 cửa phụ ở hai bên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo