xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngư dân phấn khởi ra khơi

ĐỨC NGỌC - QUANG NHẬT - MINH TUẤN

Ngư dân miền Trung mong muốn Chính phủ mau chóng cải tạo môi trường biển để họ yên tâm bám biển, gìn giữ ngư trường truyền thống bao đời

Chiều 30-6, trong khi Chính phủ công bố thủ phạm gây ra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung là Formosa Hà Tĩnh, ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn đang tấp nập ra khơi.

Không muốn rời biển

Chiều 30-6, trên vùng biển xung quanh dự án Formosa (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), nhiều ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển. Ngư dân Nguyễn Viết Nam (ngụ xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh) chia sẻ giờ đây, biển ít cá nhưng ngư dân vẫn bám trụ lấy nghề bởi cả đời sống gắn bó với biển, giờ bỏ biển lên bờ thì lấy gì mà sống. Từ khi cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, đời sống của ngư dân hết sức khó khăn nên rất cần Chính phủ hỗ trợ để ổn định cuộc sống.

Cảnh tấp nập tại cảng cá Thuận An ngày 30-6 Ảnh: QUANG NHẬT
Cảnh tấp nập tại cảng cá Thuận An ngày 30-6 Ảnh: QUANG NHẬT

Theo ngư dân Mai Ngọc Tình (ngụ xã Kỳ Lợi), Formosa xả chất độc hại ra biển gây ra hiện tượng cá chết, họ phải chịu trách nhiệm đền bù cho người dân 4 tỉnh. Chính phủ cũng cần xem xét trách nhiệm của những cơ quan quản lý liên quan trong việc để Formosa xả chất thải độc hại ra môi trường.

Những ngư dân bao đời nay gắn bó với biển đều không muốn rời xa biển, họ mong muốn được ra khơi. Ngư dân Mai Văn Hiệp (ngụ xã Kỳ Lợi) khẳng định: “Chúng tôi cần biển sạch, cá tôm sống trở lại, để hằng ngày ra biển đánh cá mưu sinh. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần giám sát việc xả thải của Formosa để tránh thảm họa môi trường thêm một lần nữa”.

Còn tại tỉnh Quảng Trị, thiệt hại do vụ hải sản chết hàng loạt gây ra là trên 140 tỉ đồng. Ngư dân Nguyễn Văn Phô (ngụ thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh) đánh giá rất cao sự quyết liệt của Chính phủ trong vấn đề truy tìm nguyên nhân, thủ phạm để ngư dân có thể yên tâm bám biển.

Hỗ trợ ngư dân, hồi phục môi trường biển

Nhiều người dân ở làng chài xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình chiều cùng ngày đã cùng nhau chia sẻ niềm vui bởi những hoài nghi, lo âu trong lòng họ nay đã được giải tỏa. Ngư dân Nguyễn Văn Vịnh cho hay thời gian qua, bà con nơi đây rất mong chờ kết luận về nguyên nhân cá chết từ phía các cơ quan chức năng. “Chúng tôi hết sức biết ơn vì Chính phủ đã chỉ đạo vào cuộc quyết liệt tìm ra nguyên nhân cá chết. Trong những thời điểm khó khăn nhất, ngư dân đã nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ từ Chính phủ” - ông Vịnh nói.

Tuy nhiên, ông Vịnh lại tỏ ra lo âu bởi sau hơn 2 tháng không đi biển đánh cá, bà con không biết làm gì để sống, mọi nguồn thu từ biển bị mất, nhiều gia đình phải ôm khoản nợ từ việc đóng tàu. Thảm họa cá chết không chỉ khiến cuộc sống của ngư dân lao đao mà còn kéo theo nhiều hệ lụy cho các nhà hàng kinh doanh hải sản ở Quảng Bình. Theo thống kê từ UBND tỉnh Quảng Bình, khoảng 2.300 tàu và 500 thuyền nhỏ đánh bắt cá ven biển, 350 hộ sản xuất muối tại huyện Quảng Trạch cùng các hộ đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ du lịch... bị ảnh hưởng bởi cá chết, tổng thiệt hại 115 tỉ đồng.

Trong khi đó, tại cầu cảng Thuận An (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), hàng trăm tàu cá của ngư dân địa phương đã tấp nập cập cảng trên những khoang thuyền đầy ắp cá. Hoạt động mua bán diễn ra khá nhộn nhịp, không còn cảnh đìu hiu như thời gian vừa qua. Ông Phan Bá Toàn (44 tuổi, trú tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang) kiến nghị Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế sớm triển khai việc hỗ trợ cho ngư dân bị thiệt hại sau khi thủ phạm chấp nhận đền bù, đồng thời có những biện pháp cụ thể trong vấn đề quản lý, hồi phục môi trường biển một cách nhanh chóng nhất. Theo ông Toàn, ngoài việc hỗ trợ trực tiếp thì ngư dân cần được nhà nước quan tâm giãn kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất vay vốn đóng tàu, mua sắm các ngư lưới cụ.

Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết thống kê sơ bộ tỉnh này bị thiệt hại khoảng 135 tỉ đồng, trong đó nhiều cá lồng của ngư dân chết. Vấn đề cá chết ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2016. Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản có mức tăng trưởng âm 2,8%. Tuy nhiên, theo ông Khanh, việc đánh giá thiệt hại tại tỉnh này chỉ mới sơ bộ, chưa tính toán đến ảnh hưởng của ngành du lịch. Sau cuộc họp báo công bố nguyên nhân của Chính phủ, tỉnh sẽ họp về vấn đề thiệt hại, phương án hỗ trợ cho dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo