xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ ngư dân điêu đứng vì ngân hàng: Vietcombank khẳng định làm đúng

Thy Thơ

(NLĐO) - Ngày 29-6, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục thông tin về nhiều vấn đề liên quan đến việc từ chối cho vay đóng tàu vỏ thép với 2 ngư dân ở Quảng Ngãi.

Vietcombank cho biết ngay khi nhận được thông tin phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng về trường hợp từ chối cho vay đóng tàu đối với hai ngư dân Nguyễn Anh Tuấn (xã Nghĩa An) và Phạm Văn Cu (xã Nghĩa Phú), ở TP Quảng Ngãi, Vietcombank trụ sở chính đã cử đoàn công tác vào tỉnh Quảng Ngãi để làm rõ vụ việc.


Ngư dân gia cố tàu cá để vươn khơi bám biển

Ngư dân gia cố tàu cá để vươn khơi bám biển

Theo Vietcombank, tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ (10-5-2016) đến ngày ngân hàng có văn bản từ chối (16-6-2016) cho vay, thì thời gian xử lý thẩm định và trả lời ông Tuấn và ông Cu là 1 tháng 6 ngày chứ không phải 2 năm hay gần 1 năm như hai ông này phản ánh.

Rà soát quá trình cho vay, đoàn công tác Vietcombank trụ sở chính cho biết: Ngày 14-9-2015, UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt ông Nguyễn Anh Tuấn và ông Phạm Văn Cu đủ điều kiện để xem xét cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 (đợt 4). Đến cuối tháng 10-2015, Vietcombank Quảng Ngãi tiếp nhận hồ sơ vay vốn ban đầu của ông Tuấn và ông Cu, bao gồm hợp đồng đóng tàu nguyên tắc ký với Công ty Tàu thủy Đức Việt (Nam Định) với dự toán 14,4 tỉ đồng… Do xét thấy mức dự toán cao hơn so với chi phí đóng tàu thực tế cùng quy mô, chủng loại nên ngân hàng đề nghị hai ông làm rõ mức chênh lệch này.

Đầu tháng 12-2015, ông Tuấn và ông Cu thông báo với ngân hàng chuyển sang đóng tàu ở Công ty đóng tàu Nha Trang với dự toán 15,4 tỉ đồng, cao hơn Công ty Tàu thủy Đức Việt 1 tỉ đồng. Do cùng 1 thiết kế mà giá đóng tàu lại tăng nên ngân hàng tiếp tục đề nghị khách hàng làm rõ nội dung này.

Thế nhưng, ngày 25-1-2016, ông Tuấn và ông Cu rút toàn bộ hồ sơ vay, sau đó có văn bản gửi UBND Thành phố Quảng Ngãi, Phòng Kinh tế TP Quảng Ngãi, UBND xã Nghĩa Phú xin chuyển sang vay Ngân hàng BIDV trên đó có xác nhận của Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú.

Ngày 25-2-2016, UBND TP Quảng Ngãi có văn bản về việc chuyển ngân hàng vay vốn của ông Cu gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi và Ngân hàng BIDV Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 3- 2016, hai ngư dân này trở lại Vietcombank Quảng Ngãi nộp lại hồ sơ vay vốn. Lần này, đơn vị đóng tàu là Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất với dự toán 15,268 tỉ đồng. Ông Tuấn và ông Cu giải thích với Vietcombank việc thay đổi công ty đóng tàu là do thời điểm đó, một tàu do Công ty TNHH Một thành viên đóng tàu Nha Trang vừa bàn giao đã gặp trục trặc khi ra khơi. Đến ngày 10-5-2016, hai ông cung cấp đầy đủ hồ sơ cho ngân hàng theo quy định.

Như vậy, kể từ ngày UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt (14-9-2015) đến ngày ông Tuấn và ông Cu hồ sơ hoàn thiện là 8 tháng. Đây là khoảng thời gian mà khách hàng tự tìm hiểu lựa chọn đơn vị đóng tàu, bao gồm cả thời gian gián đoạn sau khi tự rút hồ sơ và nộp lại.

Trong quá trình đó, Vietcombank Quảng Ngãi vẫn tư vấn khách hàng xác định dự toán của các đơn vị đóng tàu để có được chi phí hợp lý, đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư. Ngoài ra, Vietcombank Quảng Ngãi còn thông tin kịp thời về tình hình đóng tàu của các nhà máy mà ngân hàng có thông tin kiểm chứng để khách hàng tham khảo, tự quyết định lựa chọn (không yêu cầu, bắt ép hay gợi ý tới bất kỳ đơn vị đóng tàu nào).

Vietcombank cũng khẳng định không liên quan đến số tiền nửa tỉ đồng phát sinh trong quá trình vay vốn mà ông Tuấn và ông Cu phản ánh. Bởi lẻ, theo phiếu thu, ông Tuấn nộp 300 triệu đồng cho Công ty tàu thủy Đức Việt vào ngày 22-8-2015, tức là trước ngày ông Tuấn được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt danh sách vay vốn và gần 2 tháng trước ngày ông Tuấn liên hệ, cung cấp hồ sơ ban đầu cho ngân hàng.

Vì vậy, ngân hàng không được biết về chi phí này và không thể nói ngân hàng phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Còn các chi phí khác dẫn đến tổng chi phí gần 500 triệu đồng, ngân hàng không không có cơ sở xác định bởi từ khi bắt đầu nhận hồ sơ vay vốn đến nay, ngân hàng chưa thu bất cứ 1 đồng phí nào liên quan đến việc cho vay.

Ngoài ra, Vietcombank cũng khẳng định không yêu cầu khác hàng nộp tiền đối ứng. Việc ông Tuấn nộp 760 triệu vào ngày 6-5-2016 là do khách hàng tự chủ động. Ngân hàng không có quyền từ chối vì đây là quyền của chủ tài khoản khi thực hiện giao dịch. Tài khoản của ông Tuấn là tiền gửi thanh toán bình thường, không bị phong tỏa và đến ngày 21- 6- 2016, ông Tuấn đã rút hết toàn bộ số tiền này.

Theo Vietcombank, khi hai ngư dân cung cấp hồ sơ vay vốn hoàn thiện, lập tức ngân hàng tiến hành thẩm định chi tiết theo đúng quy định. Do kết quả thẩm định phương án sử dụng vốn không hiệu quả, không có khả năng trả nợ nên khách hàng không đáp ứng được điều kiện vay vốn. Khi đó, ngân hàng mới chính thức trả lời khách hàng. Cách làm này đã chứng tỏ trách nhiệm của Vietcombank đối với ngư dân và chính quyền địa phương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo