xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhân rộng gương nghĩa hiệp

Phùng Kha

Các tấm gương “hiệp sĩ” cần được nhân rộng bên cạnh việc ban hành quy định cụ thể về hoạt động, chế độ, chính sách để họ yên tâm tham gia phòng chống tội phạm

Theo Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về trật tự xã hội - Bộ Công an, loạt bài Tủi phận “hiệp sĩ” trên Báo NLĐ một lần nữa cho thấy các “hiệp sĩ đường phố” không sợ hiểm nguy, xả thân bắt cướp chẳng khác nào những Lục Vân Tiên thời nay, với tâm niệm “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Tuy nhiên, ông nhìn nhận cần có quy chế, quy định cụ thể cho lực lượng này hoạt động.

img
Cần có quy định cho các “hiệp sĩ” về hoạt động, chế độ, chính sách để họ yên tâm phòng chống tội phạm. 
Trong ảnh: Các “hiệp sĩ” CLB Phòng chống tội phạm Phú Hòa- Bình Dương. Ảnh: Như Phú
 
Vai trò quan trọng
 
Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 6 tháng đầu năm 2010 mới đây, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đã yêu cầu lực lượng công an quán triệt sâu sắc quan điểm quần chúng của Đảng để vận dụng vào công tác bảo vệ an ninh trật tự; tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận, biện pháp vận dụng quần chúng, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...
 
Bộ trưởng Lê Hồng Anh cho rằng phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải kết hợp tăng cường sức mạnh các cơ quan bảo vệ pháp luật trong phòng, chống tội phạm; gắn việc tổ chức, vận động quần chúng một cách thường xuyên với mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
 
Sau 12 năm (1998-2010) thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ và Chương trình Quốc gia Phòng chống tội phạm cũng như tổng kết về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an nhận xét hoạt động của các cá nhân và nhóm “hiệp sĩ” đều nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng. Những lực lượng này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, trật tự ở các địa phương. “Trong thời gian qua, các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt, tiêu biểu trong phòng trào tham gia đấu tranh, truy bắt, phòng chống tội phạm đều được Bộ Công an cũng như công an và chính quyền các địa phương kịp thời biểu dương, khen thưởng” - Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết.
 
Khi chúng tôi nêu những bất cập về việc các mô hình đội, nhóm, CLB săn bắt cướp hiện nay chủ yếu thành lập tự phát, chưa có địa vị pháp lý rõ ràng, Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến chia sẻ: “Nếu đúng quy định thì chỉ công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng mới có quy chế hoạt động; các tổ chức khác như CLB “hiệp sĩ” thì tùy địa phương có quy chế tạm thời cho họ hoạt động. Do chưa có quy chế cụ thể nên mỗi nơi thực hiện mỗi khác, các “hiệp sĩ” bị thương tật hoặc tử nạn trong quá trình truy bắt tội phạm cũng chưa có chế độ chính sách hỗ trợ kịp thời. Về lâu dài, phải có những chính sách khuyến khích người dân tham gia phòng, chống tội phạm”.
 
Qua số liệu thống kê của ngành công an, có tới 60% - 65% số vụ phạm tội bị phát hiện đã được quần chúng bắt quả tang. Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến phân tích: “Ai là người phát hiện, bắt giữ tội phạm? Chính là quần chúng nhân dân. Đó có thể là anh xe ôm, là người hành nghề tự do... nhưng có máu nghĩa hiệp. Họ đều có thể trở thành những “hiệp sĩ” dũng cảm. Bộ Công an luôn nhận định vai trò của quần chúng nhân dân, của các “hiệp sĩ” là rất to lớn. Trong vài năm qua, có những người đã bắt cả chục đối tượng cướp giật”.
 
Tạo cơ sở pháp lý cho “hiệp sĩ”
 
Theo Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, thông qua việc đánh giá về vai trò của quần chúng nhân dân, Bộ Công an sẽ tiếp tục tuyên truyền chủ trương, nâng cao hiệu quả của các tấm gương, điển hình phòng, chống tội phạm. Ông cho rằng có nhiều địa phương đã sáng tạo, thành lập các đơn vị, đội, nhóm, CLB săn bắt tội phạm gồm những người thường xuyên sinh sống, hoạt động trên địa bàn và họ được hướng dẫn cách phát hiện tội phạm chứ không phải tự phát hoàn toàn. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm và giúp đỡ họ hoạt động đúng pháp luật.
 
Nhà nước nói chung và Bộ Công an nói riêng đã và đang phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm. Do vậy, đã đến lúc chúng ta phải có cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các “hiệp sĩ” cũng như gia đình họ. Vấn đề tiếp nhận những “hiệp sĩ” vào lực lượng công an cũng từng được đặt ra nhưng gặp không ít trắc trở bởi các tiêu chuẩn vào ngành khá ngặt nghèo.
 
 Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết: “Bộ Công an sẽ kiến nghị Chính phủ tìm cách thu hút được những quần chúng tích cực tham gia công an xã, bảo vệ dân phố hoặc những tổ chức do địa phương tham mưu. Ngoài ra, chúng tôi sẽ nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ  về chế độ, chính sách cho những quần chúng tích cực tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Việc đánh giá lại Pháp lệnh Công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng cũng sẽ giúp chúng tôi có căn cứ xây dựng văn bản pháp luật để hoàn thiện thể chế, động viên người dân tham gia phòng, chống tội phạm có hiệu quả cũng như hạn chế những rủi ro”.
 
Theo Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, các địa phương cần tổ chức, tập hợp những người dân tích cực phòng, chống tội phạm để hướng dẫn cho họ những phương pháp, kỹ năng trong việc phòng, chống cũng như bắt giữ, trấn áp trộm cướp. “Việc này sẽ góp phần hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra cho bản thân họ cũng như người dân khác. Họ cũng sẽ có những quyền hạn nhất định và khi họ thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định pháp luật thì sẽ được pháp luật bảo vệ cũng như có những chế độ để khuyến khích” - Thiếu tướng Tuyến phân tích.

Khen thưởng thôi, chưa đủ

 
Bà Trần Thị Hà, Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương - Bộ Nội vụ, cho biết nhiều lần đọc báo thấy các trường hợp dũng cảm, nghĩa hiệp của những “hiệp sĩ”, bà đã điện thoại ngay cho cơ quan chức năng ở địa phương để kịp thời khen thưởng cho họ.
 
Theo quy định của Luật Thi đua Khen thưởng, những hành động có sức lan tỏa cao như trường hợp các “hiệp sĩ đường phố” tham gia vây bắt đối tượng phạm tội đều đáng được khen thưởng, động viên kịp thời. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. “Về lâu dài, nhất thiết phải có sự tham gia của nhiều bộ, ngành - mà ở đây tôi nghĩ là Bộ Công an, Bộ LĐ-TB-XH và Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương - để quy định cụ thể về hoạt động, chế độ, chính sách cho những “hiệp sĩ” này” - bà Hà nhìn nhận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo