xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Nhảy slow” quanh thảm họa

Quang Huy

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành miền Trung thống kê thiệt hại về kinh tế và môi trường do cá chết hàng loạt.

Tiêu hủy cá chết ngày 3-5 ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Quang Tám

Tiêu hủy cá chết ngày 3-5 ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Quang Tám

Quảng Trị cho biết bị thiệt hại 135 tỉ đồng, Quảng Bình 115 tỉ đồng. Riêng Hà Tĩnh dù chưa có số liệu cụ thể song từ thực tế đã xảy ra, có thể đánh giá tỉnh này bị thiệt hại nặng nề nhất.

Chính phủ đã kịp thời phát gạo cứu tế và chỉ đạo thu mua thủy - hải sản rõ nguồn gốc xuất xứ, cùng với đó là hàng loạt chính sách hỗ trợ như cấp tàu thuyền đánh cá, giảm lãi vay sắm ngư cụ.

Nhưng phải thừa nhận đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Đến nay, sau một tháng xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nguyên nhân chính thức vẫn chưa được xác định, hậu quả của thảm họa là hết sức nghiêm trọng và sẽ kéo dài.

Cũng chẳng ai dám đoan chắc trong thời gian tới thủy - hải sản còn chết nữa hay thôi (ngày 3-5, có hiện tượng nhiều đám cá lờ đờ trôi dạt vào bãi biển miền Trung), do đó những hệ lụy của đợt tai ương này chưa thể nói là đã dừng lại.

Những đợt phát động ăn cá biển ở các địa phương, những điểm thu mua thủy - hải sản được mở và hoạt động hết công suất… tất nhiên là rất hữu ích nhưng mang giá trị tinh thần là chủ yếu. Các hoạt động “phong trào” này không thể duy trì được lâu, bản thân nó cũng không đủ sức sống dài ngày bởi không vận hành theo quy luật thị trường. Người tiêu dùng đặt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm lên trên hết, thủy - hải sản hay bất cứ mặt hàng nào khác ngoài giá tốt ra còn phải sạch thì họ mới mua. Cho nên, không thể níu kéo người tiêu dùng bằng lòng trắc ẩn của họ đối với ngư dân, bằng tình yêu của công dân với biển đảo quê nhà mãi được. Chỉ có chất keo kết dính duy nhất và vững bền là lòng tin.

Lúc này đây, phải là kết quả khoa học về nguyên nhân cá chết được thực hiện và công bố trung thực, khách quan mới đủ sức thu phục lòng tin của người tiêu dùng; cũng là để cứu ngư dân, ngư nghiệp. Đáng tiếc là đã 4 tuần rồi mà cái điều được bao người trông đợi ấy vẫn chưa nên hình hài dù cả nước đang sở hữu đến 24.000 tiến sĩ, 11.500 giáo sư và phó giáo sư, trong đó hàng ngàn người có học hàm, học vị chuyên trách về sinh hóa, môi trường…

Sự chậm chạp đó thể hiện năng lực xử lý khủng hoảng còn hạn chế. Với bất kỳ quốc gia nào, khi xảy ra thảm họa, người ta đánh giá mức độ chuyên nghiệp của các cơ quan thuộc Chính phủ thông qua những chính sách vĩ mô kịp thời, hữu hiệu chứ không phải các biện pháp tình thế. Biện pháp tình thế càng tung ra nhiều và càng kéo dài (như vụ cá chết hàng loạt), đồng nghĩa rằng đang bế tắc các giải pháp căn cơ.

Và người dân - không ai khác - đã, đang và sẽ tiếp tục gánh chịu thiệt hại. Dù Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật Dân sự đã quy định khá chi tiết về khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về kinh tế và môi trường nhưng khả năng nguyên đơn đòi lại được những gì đã mất còn khó hơn… lên trời! Thay vì nghĩ đến chuyện xa vời đó, hãy tập trung lo cho sinh kế của người dân miền biển trước đã. Sự ổn định của sinh kế chính là cái gốc của ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

img
Người dân các vùng biển miền Trung lao đao vì thảm họa môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt

Người dân các vùng biển miền Trung lao đao vì thảm họa môi trường dẫn đến cá chết hàng loạt

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo