xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều án dân sự xử lòng vòng, 20 năm chưa tìm ra công lý

Phan Anh

(NLĐO) – Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, hiện người dân phải “gánh” sự quá tải của tòa nên cần có cuộc cách mạng về thời hạn xét xử, chứ không thể cứ kéo dài như thế.

Hôm nay (23-5), ngày làm việc thứ 4 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu (ĐB) bước vào phiên thảo luận tại tổ về dự án Bộ luật tố tụng  dân sự - TTDS (sửa đổi).

Phiên thảo luận tổ của đoàn TP HCM diễn ra rất sôi nổi với những góp ý thẳng vào những bất cập của Bộ luật TTDS (sửa đổi). ĐB Đỗ Văn Đương nêu thực tế án dân sự hiện nay rất phức tạp, bình quân mỗi năm có trên 100.000 vụ tranh chấp. “Xu hướng này càng gia tăng. Trước đây tranh chấp chủ yếu là tiền bạc, vay nợ, bây giờ phần lớn là tranh chấp về bất động sản, nhà cửa, đất đai. Đặc biệt, xảy ra ngay cả giữa anh em họ hàng, bố mẹ. 90% khiếu kiện này xảy ra phải giải quyết bằng con đường tòa án. Còn tỉ lệ giải quyết chỉ có gần 3%, nhiều vụ lòng vòng xử đi xử lại 10 đến 20 năm mà vẫn không tìm được công lý. Tại sao vậy?” – ông Đương nói.

Đại biểu Đỗ Văn Đương phát biểu tại buổi thảo luận tổ sáng 23-5
Đại biểu Đỗ Văn Đương phát biểu tại buổi thảo luận tổ sáng 23-5

Theo ông Đương, do pháp luật nước ta chung chung quá, không được hoàn thiện; các quan hệ pháp luật về điều chỉnh tài sản không cụ thể nên thẩm phán nhiều thời gian dựa vào nghị quyết, vào lương tâm, đạo đức và các mối quan hệ để xử. Thứ hai, do trước đây đất đai ít có giá, giờ có giá thì lòng tham của con người trỗi dậy. “Anh em họ hàng lúc cho nhau thì không tiếc nhưng khi nổi lòng tham thì lại kiện tụng rất gay gắt. Bên cạnh đó, quan hệ chủ yếu bằng miệng, giấy tờ viết tay chứ không bằng hợp đồng công chứng chứng thực nên ra tòa không có căn cứ pháp lý” – ông Đương dẫn chứng.

Ông cũng nêu một thực trạng đương sự không tin vào tòa án nên cấp sơ thẩm không trình chứng cứ; từ đó dẫn đến tình trạng án sơ thẩm xử đúng rồi, phúc thẩm đưa chứng cứ mới để hoãn tòa và xử khác đi làm đảo lộn trình tự xét xử, mất thời gian, gây tốn kém cho nhà nước. “Phải ấn định thời hạn giao nộp chứng cứ. Tại thời điểm xét xử sơ thẩm, anh phải cam kết tất cả những chứng cứ liên quan đến quyền lợi của tôi thì tôi nộp đầy đủ, còn sau này xuất hiện không có giá trị. Luật pháp phải có giới hạn, không thể chiều chuộng, mơn man, nhu mì như thế, trừ trường hợp khách quan mà anh không thể biết hết được chứng cứ đó” – ông Đương đề nghị. Ông cũng cho rằng thủ tục hành chính đã rườm rà nhưng thủ tục tố tụng còn rườm rà hơn làm khổ dân, tốn tiền nhà nước vô cùng.

Việc kháng nghị tùy tiện cũng gây khó dễ cho đương sự. “Nhiều người nói tại sao sơ thẩm đúng rồi mà phúc thẩm lại hủy đi, sửa khác. Phúc thẩm xong hết rồi tự nhiên lại có kháng nghị giám đốc thẩm làm bản án không thi hành được. Phải quy định chặt chẽ về kháng nghị, tránh kháng nghị tràn lan, thậm chí quy định rõ trách nhiệm của người đưa ra kháng nghị. Làm phát sinh thủ tục dân đi theo rất khổ, mỗi lần kháng nghị không đơn giản. Thực tế không chỉ là đồng tiền bát gạo mà còn vô vàn mối quan hệ phức tạp khách chi phối việc giải quyết các án TTDS” – ông Đương ngao ngán.

ĐB Trương Trọng Nghĩa cũng rất phân vân việc Viện kiểm sát lúc nào cũng có quyền kháng nghị; có quyền cử người tham gia hoặc không tham gia. Cũng theo ĐB Nghĩa, hiện người dân phải “gánh” sự quá tải của tòa nên cần có cuộc cách mạng về thời hạn xét xử, chứ không thể cứ kéo dài như thế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo