Ngày 13-4, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã trao bằng chứng nhận khu Ramsar cho Vườn Quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau. Đây là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam và thứ 2.088 của thế giới.
Vượt tiêu chí của khu Ramsar
Theo Công ước Ramsar thì một vùng đất ngập nước chỉ cần đạt 1/9 tiêu chí là đủ điều kiện để công nhận khu Ramsar. Trong khi đó, VQG Mũi Cà Mau thỏa mãn đến 5/9 tiêu chí.
Mang lại nhiều giá trị
Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, khẳng định việc VQG Mũi Cà Mau được công nhận là khu Ramsar mới của thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội để tỉnh đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đất ngập nước, phục vụ phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Chức năng chủ yếu của VQG Mũi Cà Mau là bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, hạn chế xói lở, thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển… Bên cạnh đó, VQG còn là nơi tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái, hợp tác quốc tế; thực nghiệm các mô hình bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, phát huy giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Công ước về các vùng đất ngập nước Công ước Ramsar được gọi một cách phổ biến là “Công ước về các vùng đất ngập nước”. Đây là một công ước liên chính phủ, được ký vào ngày 2-2-1971 tại TP Ramsar (Iran), có hiệu lực từ năm 1975 với mục đích khuyến khích bảo tồn và sử dụng khôn khéo hay bền vững các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Năm 1989, Việt Nam là thành viên Ramsar thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tham gia công ước này. Theo tài liệu về thực hiện Công ước Ramsar, có 9 tiêu chí để công nhận khu Ramsar, được chia thành 2 nhóm tiêu chí chính: “sự độc đáo, hiếm có của vùng đất ngập nước” và “tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, nhấn mạnh đến cá và chim nước”. |
Bình luận (0)