xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều DN thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng “trốn” niêm yết

Ph.Nhung

(NLĐO) - Đại diện Hiệp Hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nêu thực trạng dưới thời Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, nhiều doanh nghiệp đã cổ phấn hoá nhưng trốn tránh niêm yết.

Ông Vũ Huy Hoàng thời kỳ còn đương chức - Ảnh: Thuỳ Dương
Ông Vũ Huy Hoàng thời kỳ còn đương chức - Ảnh: Thuỳ Dương

Ngày 19-7, Phó Chủ tịch Hiệp Hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) Nguyễn Hoàng Hải lên tiếng về những sai lầm trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Cụ thể, đại diện VAFI chỉ rõ sau khi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được Chính phủ thành lập, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công Thương được nhanh chóng bàn giao về cho SCIC quản lý phần vốn nhà nước. Tuy nhiên, trong 9 năm dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, một số doanh nghiệp sau cổ phần hoá không được chuyển giao về cho SCIC như: Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).

“Mục tiêu của việc thành lập SCIC là nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý vốn nhà nước, tách biệt vai trò quản lý nhà nước và vai trò quản lý doanh nghiệp của các Bộ để tránh xung đột lợi ích, giúp các Bộ ngành địa phương có nhiều thời gian cho công tác quản lý nhà nước nhưng tai sao có tình trạng níu kéo, chậm trễ trong việc bàn giao vốn cho SCIC” - đại diện VAFI đặt câu hỏi.

Đại diện VAFI cũng chỉ ra rằng vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình bộ máy quản lý của Bộ Công Thương cồng kềnh, cần phải tái cơ cấu. “Tuy nhiên, tại sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lại chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC? Tại sao cựu Bộ trưởng cứ thích quản lý những doanh nghiệp không còn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ mình? Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ là một thách thức cho sự thành công của việc ra đời Ủy Ban quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ” - Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải lưu ý.

Vấn đề thứ 2 được VAFI chỉ ra là nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hoá trực thuộc Bộ Công Thương trốn tránh niêm yết. VAFI nhận xét thời kỳ trước đây, thị trường chứng khoán liên tục đón nhận nhiều hàng hóa chất lượng được bán bớt cổ phần nhà nước và phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) như Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền phong, Đạm Phú Mỹ, Khoan Dầu khí….

Tuy nhiên, đến thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa như Sabeco, Habeco, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, nhiều đơn vị thành viên đã cổ phần hóa trực thuộc các tập đoàn… lại không chịu niêm yết.

“Việc nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa rồi trốn tránh niêm yết tức là không thực hiện cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư chứng khoán, từ đó làm giảm lòng tin từ giới đầu tư. Thực tế nhiều doanh nghiệp nhà nước khi IPO mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối xảy ra 2 kịch bản: doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì không bán được cổ phần hoặc chỉ bán được ít; hoặc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có bán được nhiều cổ phần nhưng với giá thấp hơn so với giá trên thị trường chứng khoán, thường chỉ bằng từ 30%-50% vì người đầu tư phải phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra với họ” - ông Hải phân tích.

Ngoài ra, đại diện VAFI tiếp tục lên tiếng về hành vi cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco. Theo đó, hiệp hội này cho rằng hành vi điều động Vũ Quang Hải về Sabeco hay dưới dạng Sabeco tha thiết xin Vũ Quang Hải “mang đậm tính chất vụ lợi”. “Luật Phòng Chống Tham Nhũng năm 2005 đã quy định “Nghiêm cấm hành vi lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ vì vụ lợi” (Tại Điểm 1 Điều 10 và tại Điểm 5 Điều 3)” - VAFI nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo