xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều hay ít?

PHẠM DƯƠNG

Thông tin về việc nước ta có thêm hơn 700 giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) trong năm 2016 này đang khiến dư luận xôn xao với những ý kiến khác nhau, tương tự thông tin về “lò sản xuất tiến sĩ” trên mạng xã hội vài tháng trước.

Hội đồng Chức danh GS nhà nước cho biết cơ quan này vừa bỏ phiếu công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS với 65 người và PGS với 638 người. Như vậy, 703 người “lên chức” GS và PGS trong năm 2016, hơn khá nhiều con số 522 GS và PGS được công nhận vào năm 2015.

Trước đó, tháng 4 vừa qua, dư luận cả nước cũng đã xôn xao trước thông tin “lò sản xuất tiến sĩ” trên mạng xã hội. Người dùng Facebook khi đó đã phân tích số liệu từ website chính thức của Học viện Khoa học Xã hội (Hà Nội) để đưa ra con số khiến nhiều người quan tâm: nơi đây trong năm 2015 đã đào tạo 165 tiến sĩ - tính ra cứ 1 ngày 3 giờ 55 phút có thêm 1 vị tiến sĩ. Riêng từ đầu năm tới tháng 4-2016, năng suất còn được nâng lên khi chỉ cần 1 ngày 1 giờ 15 phút làm việc là đào tạo được 1 tiến sĩ. Tất nhiên, không ít ý kiến cho rằng những số liệu này có phần phiến diện, không phản ánh được chất lượng đào tạo…

Thực ra, con số cứ mỗi ngày lại có thêm 2 GS và PGS cũng như thêm vài tiến sĩ là nhiều hay ít chắc chắn sẽ dẫn đến đánh giá rất khác nhau và tranh luận khó có hồi kết. Xét về con số tuyệt đối, tính đến nay, cả nước mới có khoảng 1.600 GS và gần 10.000 PGS (chưa tính 702 người đủ tiêu chuẩn GS, PGS mới đây). Tỉ lệ xấp xỉ 0,06 GS và gần 0,4 PGS trên 10.000 dân; 5,8 GS hoặc PGS trên 100 giảng viên ĐH; 0,2 GS hoặc PGS trên 100 sinh viên là thấp so với nhiều nước. Tương tự, tỉ lệ tiến sĩ ở nước ta cũng ở mức thấp so với trung bình thế giới.

Điều gây tranh luận không phải con số tuyệt đối hay tỉ lệ GS, PGS, tiến sĩ mà chất lượng của đội ngũ này. Khoảng 11.600 GS và PGS cùng 24.000 tiến sĩ đã đóng góp thế nào cho sự phát triển khoa học, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo… của đất nước? Họ có công trình khoa học nào được thế giới ghi nhận? Họ có phát minh sáng chế gì hữu ích cho khoa học và cuộc sống?... Có không ít công trình, nghiên cứu nhưng xem ra gây được tiếng vang trên thế giới hay giá trị thực tiễn cao thì không nhiều.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, vốn xuất thân từ hiệu trưởng trường ĐH, trước thềm năm học mới vừa qua đã bày tỏ điều đáng báo động nhất là chất lượng giáo dục ĐH. Mà chất lượng giáo dục ĐH báo động chắc chắn có trách nhiệm không nhỏ của những người được công nhận là GS, PGS và tiến sĩ.

Bởi thế, chừng nào những GS, PGS và tiến sĩ còn chưa tạo dấu ấn, chưa có đóng góp nổi bật vào sự phát triển của khoa học, của đất nước, nhất là thực tiễn cuộc sống thì dư luận lại xì xào về điều vẫn được gọi là “lạm phát”, “ra lò” hay “tiến sĩ giấy”…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo