xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhìn vào sân cỏ, thấy lo!

CAO TUẤN

Tại hội thảo “Sữa và sản phẩm sữa với sức khỏe” tổ chức chiều 1-6 ở Hà Nội, thông tin “bình quân mỗi người Việt uống tới 38 lít bia/năm trong khi chỉ dùng 21 lít sữa” đã gợi ra nhiều điều.

Về bia rượu, có lẽ không phải bàn nữa về sức tiêu thụ của người Việt bởi từ lâu, chúng ta đã "chễm chệ" ở ngôi đầu khu vực và thứ 3 châu Á. Vấn đề ở đây là tửu lượng hàng đầu đó cùng với mức tiêu thụ sữa quá thấp, chỉ bằng 1/3 Singapore, đã và đang gây ra những hệ lụy như thế nào cho gia đình và xã hội.

Không nghi ngờ gì nữa, tình trạng lạm dụng bia rượu đã "góp phần đáng kể" kéo năng suất lao động của người Việt xuống nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương và thấp hơn phần lớn các nước Đông Nam Á; tạo ra nguy cơ cao mắc các bệnh hiểm nghèo, nhất là xơ gan; rút ngắn tuổi sống khỏe, làm gia tăng tai nạn giao thông, bạo lực và tội phạm… Trong khi đó, do người dân chưa có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, lại ít quan tâm đến sữa như một nguồn dinh dưỡng thiết yếu dẫn đến tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi còn cao; mặt bằng thể lực, thể hình của người Việt đặt ra không ít vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách.

Mới đây, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã công bố chiều cao trung bình của nam giới và nữ giới nước ta là 164,4 cm và 153,4 cm, thấp hơn tương ứng 13 cm và 10 cm so với chuẩn chung của thế giới. Nếu so với nam thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc thì nam thanh niên Việt Nam hiện thấp hơn xấp xỉ 10 cm. Làm sao không lo ngại được khi cứ sau 1 thập niên, người Việt chỉ cao thêm được 1 cm và nằm trong nhóm tăng trưởng chậm nhất châu Á!

Có thể nói, không có cơ hội nào tốt hơn để người Việt tự nhìn lại tầm vóc của mình khi xem các đội bóng của nước nhà thi đấu quốc tế. Giải U20 World Cup 2017 đang diễn ra ở Hàn Quốc mà U20 Việt Nam lần đầu tranh tài là một dịp hiếm hoi như thế. Tham gia môn thể thao có tính chất đối kháng như bóng đá, cọ xát với những đội bóng cao to ở các châu lục, cầu thủ Việt Nam tuy có kỹ thuật khéo léo, tốc độ cao cùng với lối chơi máu lửa nhưng đã bộc lộ rõ hạn chế về thể trạng và thể lực.

Ở vòng bảng, ngoài trận đầu tiên chơi đầy ngẫu hứng khi gặp U20 New Zealand và đã hòa trong thế lấn sân thì 2 trận sau đó, với Pháp và Honduras, các cầu thủ của chúng ta đã bộc lộ sự hụt hơi sớm qua những bước chạy và độ rướn; thất thế khi đua tốc độ hay tì đè và rõ nhất là khả năng không chiến. Khi độ "dày cơm" và sức bền kém hơn đối thủ thì những va chạm bình thường cũng khiến cầu thủ dễ chấn thương, mau mất sức dẫn đến chệch choạc trong thực hiện đấu pháp. Đây là điều hiển nhiên và nó cho thấy vai trò không thể thiếu của dinh dưỡng, đặc biệt là ở giai đoạn sớm của quá trình đào tạo cầu thủ chuyên nghiệp.

Bớt lạm dụng bia và tăng khẩu phần sữa trên bàn ăn. Cả hai bài toán đều khó. Giải cùng lúc càng khó. Nhưng dù sao cũng phải hành động, bởi lẽ, mức tăng trưởng chiều cao của người Việt đang… đủng đỉnh ở tốp chót châu Á! Đừng để chúng ta bị bỏ lại đằng sau khi liệu pháp cho hiện tượng "thấp còi" đang trong tầm tay!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo