xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát sốt với cúm gia cầm

LÊ TRƯỜNG - VĂN DUẨN

Việc công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim yến nuôi ở Ninh Thuận vẫn đang chờ chỉ đạo từ Bộ NN-PTNT. Trong khi đó, công tác kiểm soát, ngăn chặn cúm A/H7N9 đang được cấp bách triển khai

Chiều tối 16-4, UBND tỉnh Ninh Thuận đã họp khẩn cấp với các cơ quan chức năng để đánh giá chi tiết về tình trạng nhiễm cúm A/H5N1 ở một bộ phận chim yến nuôi trong tỉnh.
 
img
Hiện có khoảng 100.000 con chim yến được nuôi tại cơ sở Thanh Bình của Công ty Yến Việt
Ảnh: LÊ TRƯỜNG

Quản lý tạm thời chim yến

Theo báo cáo của Cơ quan Thú y Vùng 6, sau khi phát hiện nhiều chim yến tại cơ sở Thanh Bình (số 592 Thống Nhất, TP Phan Rang - Tháp Chàm) của Công ty CP Yến Việt chết, các cơ quan thú y đã lấy mẫu tại cơ sở này và 2 hộ nuôi chim lân cận để xét nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm từ ngày 9 đến 15-4, các mẫu chim chết dương tính với virus cúm A/H5N1, trong khi tất cả các mẫu còn lại là chim sống, tổ chim, phân chim đều âm tính.

Trong khi đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho biết kết quả xét nghiệm cúm A/H5N1 của 3 mẫu đơn chim yến chết thì có 2 mẫu dương tính, 1 mẫu gộp 5 chim yến sống cũng cho kết quả dương tính, 5 mẫu đơn tổ chim đều âm tính.

Trước thực trạng này, theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng 6, UBND tỉnh Ninh Thuận phải công bố dịch trên đàn chim yến nuôi tại cơ sở Thanh Bình và tiêu hủy khoảng 100.000 con tại đây để ngăn chặn mầm bệnh lây lan.

“Mặc dù số chim chết có giảm trong 1 tuần trở lại đây, tuy nhiên các mẫu bệnh phẩm chim chết đều dương tính với virus H5N1, do vậy phải công bố dịch” - ông Bình kiến nghị.

Ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh, cho rằng việc đàn chim yến bị nhiễm cúm A/H5N1 là rất lạ nên chính quyền địa phương rất lúng túng. “Quan điểm của tỉnh là phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tuy nhiên, do nghề nuôi chim yến có hiệu quả kinh tế khá cao nên tỉnh sẽ xin ý kiến của Bộ NN-PTNT. Nếu bộ chỉ đạo thế nào thì tỉnh sẽ thực hiện thế ấy” - ông Hòa nói.

Trong khi đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 16-4 tại Hà Nội, ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết bộ đã giao và chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp với Cục Thú y, trong hôm nay (17-4) tiến hành họp và xây dựng ngay thông tư quản lý tạm thời đối với chim yến, trong đó sẽ hướng dẫn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại thế nào, vệ sinh tiêu độc khử trùng, phòng bệnh ra sao; quy trình xử lý bệnh đối với chim yến.

“Đối với ổ dịch H5N1 trên chim yến đã phát hiện ở tỉnh Ninh Thuận thì cần phải bao vây, dập dịch và tiến hành tiêu hủy” - ông Tám khẳng định.

Xét nghiệm 7.700 mẫu để tìm virus cúm A/H7N9

Ngày 15-4, Văn phòng Chính phủ đã họp và khẳng định không có chuyện gà thải loại nhập lậu tồn tại ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội). Tuy nhiên, chiều 16-4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), khẳng định thông tin mà ông nắm được là mỗi ngày có có 2-3 tấn gà thải tràn về chợ này.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết đã chỉ đạo Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương tiến hành rà soát lại toàn bộ (ước tính khoảng 500 mẫu) gia cầm nhập lậu, mẫu gia cầm tại các chợ đã được lấy từ tháng 9-2012 đến nay để xét nghiệm bổ sung tìm virus cúm A/H7N9.

“Đến ngày 16-4, đã xét nghiệm được 151/500 mẫu. Mặc dù cả 151 mẫu đều dương tính với virus cúm A nhưng tất cả đều âm tính với cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1. Những mẫu còn lại sẽ được tiếp tục kiểm tra và sẽ hoàn thành trong vài ngày tới” - ông Thành nói.

Theo Cục Thú y, Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) vừa thông báo chấp nhận tài trợ khoản 50.000 USD để khẩn cấp giám sát phát hiện virus cúm A/H7N9 ở gà nhập lậu hoặc gia cầm ở 60 chợ, điểm thu gom gia cầm giáp biên giới với Trung Quốc. “Hiện các khâu chuẩn bị đang được thực hiện, dự kiến sẽ triển khai lấy 7.200 mẫu gia cầm vào cuối tháng 4-2013 để xét nghiệm virus cúm A/H7N9” - ông Thành cho biết.
 

Các địa phương khẩn trương phòng, chống cúm

Hà Nội: Trung tâm Y tế dự phòng đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị hóa chất phòng chống dịch với 106 chiếc máy phun, 13,6 tấn Cloramin B, 2.000 viên Tamiflu và các phương tiện khác để phòng chống cúm A/H7N9. Sáu đoàn kiểm tra phòng chống dịch cũng được thành lập, tăng cường kiểm tra đột xuất công tác chuẩn bị phòng chống dịch bệnh tại các quận, huyện.

TPHCM: Chi cục Thú y đã phối hợp với huyện Cần Giờ tổ chức lấy mẫu chim yến sống, phân yến… để kiểm tra giám sát virus cúm A/H5N1. Theo lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ, toàn huyện hiện có gần 200 nhà nuôi yến và cho đến nay chưa phát hiện chim yến chết.

Quảng Ninh: Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên người của tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị công tác khẩn về triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh cúm A trên người (H1N1, H5N1, H7N9) vào chiều 16-4. Tin mới nhất, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh đã có 11 trường hợp mắc cúm A/H1N1. Đến nay, 8 người đã xuất viện, 3 người còn lại sức khỏe ổn định.
N.Dung - S.Nhung - Tr.Đức

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo