xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy hoạch “vắt” qua 5 thập kỷ

Bài và ảnh: Minh Khanh

Hơn 100 hộ dân huyện Nhà Bè, TP HCM đang khốn khổ vì nằm trong khu vực quy hoạch từ năm 1979 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện

Tháng 3-1979, UBND TP HCM cấp phép sử dụng đất cho Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân đối với 6 ha đất tại ấp 4 và ấp 6, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. UBND TP yêu cầu Sư đoàn 367 phối hợp với địa phương đền bù đất đai, hoa màu theo chính sách chung của nhà nước và sau 12 tháng, nếu không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích sẽ bị thu hồi.

Kiến nghị giao địa phương quản lý

Tại buổi giám sát của HĐND về tình hình thực hiện quy hoạch mới đây, ông Nguyễn Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, cho biết từ năm 1979 đến nay, Sư đoàn 367 không đăng ký cắm mốc hay đặt biển báo quân sự, không tiến hành các thủ tục bồi thường cho dân và cũng không sử dụng đất nên người dân tiếp tục canh tác.

Về nguồn gốc đất, ông Trường khẳng định đây là đất của người dân, được chuyển đổi mục đích thành đất ở và nhiều hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng, do nằm trong khu vực quy hoạch nên bị hạn chế nhiều quyền lợi như xây dựng, chuyển nhượng…

Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cũng có văn bản đề nghị tạm dừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì thế, huyện Nhà Bè kiến nghị UBND TP điều chỉnh quy hoạch đất quốc phòng, giao 2 khu đất trên về cho địa phương quản lý, giải quyết việc sử dụng đất cho các hộ dân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, kiến nghị TP cho phép người sử dụng đất thực hiện theo quy định pháp luật đất đai để tránh thiệt hại. Khi Sư đoàn 367 có nhu cầu thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người sử dụng đất.

Đại tá Lê Cảnh Thọ, Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, cho biết năm 2013, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có văn bản trả lời Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM liên quan đến khu đất này. Văn bản cho biết khu đất tại ấp 4 được quy hoạch làm trận địa phòng không dự bị sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ khu xăng dầu Nhà Bè và vòng đai phía Đông Nam TP. Khu đất tại ấp 6 được quy hoạch làm trận địa phòng không dự bị, sử dụng cho diễn tập thường xuyên. Cả 2 khu đất đều đã được Sư đoàn 367 phối hợp với chính quyền xã, huyện và Sở Tài nguyên - Môi trường ký quy hoạch, lập bản đồ vị trí.

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trận địa tại khu vực nêu trên, tiếp tục sử dụng vào mục đích quốc phòng giai đoạn 2011-2020. Tuy vậy, Bộ Quốc phòng ủng hộ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM nên đồng ý cho chuyển 2 khu đất quốc phòng sang vị trí khác đủ điều kiện để bố trí trận địa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đồng thời, bàn giao 2 khu đất tại ấp 4, ấp 6 về cho địa phương quản lý và ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, các bên vẫn chưa thống nhất được địa điểm mới.

Ông Trường cho hay địa điểm mới do Sư đoàn 367 chọn thì không phù hợp quy hoạch của địa phương. Trong khi đó, một địa điểm lân cận do huyện phối hợp với các sở - ngành đi thực tế và đề xuất thì Quân chủng Phòng không - Không quân lại không chấp nhận.

Dân rối bời

Ông Hà Kim Sơn, Phó Bí thư Chi bộ ấp 4, cho biết gần 90 hộ dân trong khu vực này đang sống trong điều kiện hết sức tạm bợ.

“Nhà cửa xuống cấp không được sửa sang cho đàng hoàng. Người dân chỉ được xây dựng nhà cấp 4 với cam kết tự tháo dỡ và không được bồi thường về kiến trúc khi nhà nước thu hồi đất. Nhiều hộ bức bối quá cũng chấp nhận trong khi một số hộ vẫn lo lắng, lưỡng lự. Vì thế, nhiều gia đình 2-3 thế hệ sống chen chúc trong căn nhà mấy chục m2 trong khi đất trống bạt ngàn, cỏ dại mọc um tùm trở thành nơi đổ rác, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” - ông Sơn nêu thực trạng. Chưa kể, đường sá không được nâng cấp và xây dựng hệ thống thoát nước nên khu vực này ngập thường xuyên.

Tương tự, 20 hộ dân ở ấp 6 cũng sống trong cảnh không được kết nối hạ tầng, “nhà không số, phố không tên”. Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Bí thư Chi bộ ấp 6, cho biết người dân phải câu nhờ điện từ các hộ khác, nước thì phải tự bỏ tiền để kéo đường ống vào nhà hoặc mua với giá hơn 30.000 đồng/m3.

Theo ông Nguyễn Tuấn Tài, Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân, mỗi lần gặp, người dân đều rất bức xúc, đề nghị nhà nước nếu tiếp tục thực hiện quy hoạch phải thông báo lộ trình cụ thể, không thì xóa quy hoạch để họ ổn định cuộc sống. “Chúng tôi cũng đồng tình với đề nghị của người dân” - ông Tài nói.

 

Kinh phí bồi thường, giải tỏa khoảng 240 tỉ đồng

Ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP HCM, đề nghị trước mắt, Sư đoàn 367 phải tiến hành đo đạc, cắm mốc trở lại để có cách xử lý hành chính nếu bị lấn chiếm nhưng dứt khoát không được “nở” thêm diện tích.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP HCM, cho rằng hiện nay, nguồn đất do nhà nước quản lý còn rất ít nên đã “chấm” khu đất ấp 4, ấp 6 thì phải đền bù, di dời dân và cắm mốc, nếu có lấn chiếm thì xử lý theo pháp luật.

Theo ước tính của ông Nguyễn Văn Trường, kinh phí bồi thường, giải tỏa 6 ha đất này khoảng 240 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo