xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết “đấu” với nhà kỳ dị

Bài và ảnh: Thế Dũng

Đó là quyết tâm của UBND TP Hà Nội xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo ở quận Thanh Xuân

Ông Phí Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, khẳng định TP đã quyết định chọn quận Thanh Xuân để tổ chức thực hiện thí điểm giải quyết triệt để công trình siêu mỏng, siêu méo, sau đó sẽ nhân rộng toàn TP.

 
Vội vã mỏng và méo
 
Trong khi UBND TP Hà Nội chưa triển khai chủ trương xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo ở quận Thanh Xuân thì trên địa bàn quận này, nhiều nhà vừa mỏng vừa méo đang vội vã mọc lên.
 
Ông Hoàng Công Hồng, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, cho hay trên địa bàn quận hiện có 81 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo.
 
Trong đó, chỉ có 8 công trình tồn tại trước thời điểm Quyết định số 26 của UBND TP Hà Nội có hiệu lực (tháng 2-2005, quy định về cấp phép xây dựng, trong đó nêu rõ không cấp phép xây dựng cho diện tích đất dưới 15 m2; có kích thước hình học không phù hợp...) và 73 công trình hình thành sau đó.
 
Cũng theo ông Hồng, đã có hàng chục trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo tự hợp khối hoặc bị cưỡng chế, còn lại 9 trường hợp đặc biệt khó xử lý.
 
img
Một nhà siêu mỏng đang được xây dựng trên đường Lê Văn Lương,
quận Thanh Xuân - TP Hà Nội. (Ảnh chụp chiều 28-2)
Trong đó, có ngôi nhà trên đường Lê Văn Lương diện tích chỉ có 2,52 m2, nhà trên phố Nguyễn Xiển diện tích vỏn vẹn 1 m2.
 
Ông Hồng than thở: “Phần diện tích đất còn lại sau khi mở đường rất nhỏ nhưng lại có giá trị rất cao như trường hợp ở phường Hạ Đình chưa đủ 3 m2 mà chủ nhà ra giá 1,5 tỉ đồng thì làm sao hợp khối được...”.
 
Có thể đền bù bằng căn hộ
 
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu cho rằng việc hợp khối phần đất nhỏ hẹp thực chất là chuyển nhượng, mua bán và phải ra công chứng.
 
Tuy nhiên, cơ quan công chứng thường né việc công nhận hồ sơ vì đa số đất mỏng, méo chỉ hợp lệ mà không hợp pháp, thiếu giấy tờ pháp lý.
 
Để xử lý triệt để, ông Phí Thái Bình chỉ đạo UBND quận Thanh Xuân khẩn trương tổ chức rà soát, thống kê, ghi lại hiện trạng, lập danh mục cụ thể các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng dọc theo các tuyến đường mới mở, làm cơ sở để xây dựng phương án tổng thể giải quyết triệt để tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo.
 
Sở Xây dựng TP chủ động rà soát, thống kê các trường hợp và chịu trách nhiệm về số liệu rà soát đất không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng dọc theo các tuyến đường mới mở thuộc địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng và TP nói chung; đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc UBND quận Thanh Xuân triển khai thực hiện.
 
Thể hiện quyết tâm của Hà Nội đối với vấn nạn nhà siêu mỏng, siêu méo, ông Phí Thái Bình khẳng định: “Đối với các mảnh đất có thể hợp khối, UBND quận Thanh Xuân có trách nhiệm giải quyết theo đúng quy định. Các trường hợp cần phải giải phóng mặt bằng, cho phép UBND quận áp dụng mức bồi thường cao nhất, có thể bố trí căn hộ tái định cư cho dân. Ngoài ra, với các trường hợp hợp quy hoạch thì cho phép các hộ gia đình được khai thác, sử dụng và có cam kết không lấn chiếm”.
 

TPHCM: Giải tỏa đường, giải tỏa luôn “ổ chuột”

 
Đà Nẵng: Kiên quyết nhưng không cứng nhắc
 
Tại TPHCM, nhà siêu mỏng có diện tích dưới 15 m2 xuất hiện ở khắp nơi nhưng tập trung nhiều ở các tuyến đường mới mở. Những căn nhà này thường thuộc diện nhà bị giải tỏa một phần, phần đất còn lại quá nhỏ.
 
Theo ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, nếu khi giải tỏa để làm đường, TP kết hợp giải tỏa luôn các khu phố ổ chuột nằm dọc hai bên đường sẽ là điều kiện thuận lợi để TP chỉnh trang lại đô thị, xây dựng các khu phố hoàn toàn mới.
 
Thế nhưng, để làm được điều này, Nhà nước phải thay đổi một số quy định hiện hành về đền bù, giải phóng mặt bằng mà trước hết là phải thay đổi quy định giải tỏa theo ranh dự án bằng quy định giải tỏa theo yêu cầu thực hiện dự án và chỉnh trang đô thị.
 
Còn TP Đà Nẵng thời gian qua, đã ngăn chặn khá hiệu quả sự phát sinh của nhà siêu mỏng là nhờ sự kiên quyết xử lý của chính quyền. Theo ông Huỳnh Việt Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, khi giải tỏa, mở đường, TP Đà Nẵng kết hợp với thu hồi đất hai bên để sắp xếp lại đô thị đồng bộ. Những khu đất dưới 40 m2 sẽ bị thu hồi để xử lý theo quy hoạch.
 
Những trường hợp tồn tại trước khi có quyết định này chỉ được cải tạo nguyên trạng, không được nâng tầng. Tuy nhiên, Sở Xây dựng cũng đề xuất với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng về việc xử lý những ngôi nhà có diện tích dưới 40 m2.
 
Chẳng hạn, trên một mặt phố đã có nhà 3 tầng ở hai bên, ở giữa có nhà diện tích nhỏ hơn 40 m2 và nếu bề ngang là 4 m thì TP đặc cách cho xây 3 tầng để hài hòa với cảnh quan chung, chứ không thể xử lý cứng nhắc theo nguyên tắc để phá vỡ cảnh quan đô thị.

N.Trần – D.Diệp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo