xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ra tay như trong game

Bảo Trân

Một chuyên gia về game ví von rằng game – một trò chơi tiêu khiển thời @ - như… những người đàn bà đẹp! Nhưng những người đàn bà đẹp đâu phải… người nào cũng như người nấy! Game cũng vậy, có game giải trí lành mạnh và cũng có game tràn đầy bạo lực. Những tội ác có thể nảy sinh từ đó…

Trong game Tenchu có slogan nghe “lạnh xương sống”: “Chém và giết cũng cần phải học”! Với sát thủ Lê Văn Luyện, thủ phạm ra tay tàn độc trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang và nhiều sát thủ máu lạnh khác, game bạo lực đã góp phần gây nên vụ án rợn người…

Theo thông tin ban đầu từ cơ quan điều tra, sát thủ Lê Văn Luyện, thủ phạm sát hại 3 nạn nhân trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), đang gây chấn động dư luận là một “con nghiện” game bạo lực.

Nghe “lạnh xương sống”

Phiên tòa xét xử sát thủ Lê Văn Luyện gây ra 3 cái chết thương tâm ở tiệm vàng Ngọc Bích chưa diễn ra nhưng những thông tin ban đầu và lời khai của nghi phạm này cho thấy việc hắn “xuống tay” hết sức tàn độc, máu lạnh như trong thế giới game bạo lực chứ không phải đời thực.
 
Khai với cán bộ điều tra, “đồ tể” Luyện thừa nhận nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là muốn kiếm tiền để trả nợ và chơi game online Kiếm thế.
 
Trong lời khai rợn người của mình, Luyện kể lại việc ém mình nhiều giờ trong nhà của nạn nhân và chờ đến khi có cơ hội mới bất ngờ ra tay. Hình ảnh này của Luyện xuất hiện nhan nhản trong các game bạo lực.
 
Đơn cử trò Tenchu là một dòng game offline nhập vai, với lời chỉ bảo người chơi: “Việc ám sát của Ninja là lẳng lặng đến gần đối thủ ra đòn giết chết hắn theo kiểu hạ thủ bí mật. Và đó cũng chính là tất cả những gì bạn phải làm để ám sát”.
 
img
Game bạo lực luôn lôi cuốn giới trẻ vào những hậu quả khó lường. Ảnh: HỒNG THÚY
 

Luyện kể lại một cách hồn nhiên cảnh xuống tay giết 3 nạn nhân như thể đang nhập vai trong game offline: “Sợ bị lộ, tôi cầm dao nhọn mang theo bất ngờ đâm liên tiếp vào người anh Ngọc. Anh Ngọc chống trả. Tôi rút ra con dao phớ cứa thẳng vào cổ anh Ngọc và hất văng xuống cầu thang. Tôi tiếp tục vung dao phớ chém liên tiếp vào đầu khiến anh Ngọc chết hẳn”.

Từ lời kể của Luyện, trong các diễn đàn dành cho dân ghiền game trên mạng internet thấy nhan nhản các bài hướng dẫn game thủ cách hạ sát đối thủ giống như hình ảnh kẻ máu lạnh này xuống tay với những người vô tội.
 
Trong hướng dẫn chơi các loại game “khát máu” này, các “hướng dẫn viên” đã chỉ bảo rất kỹ: “Tùy theo góc độ tiếp cận đối thủ, bạn có thể thực hiện các chiêu hạ thủ từ sau lưng, bên trái, bên phải…”. Đáng sợ hơn, Tenchu có slogan nghe “lạnh xương sống”: “Chém và giết cũng cần phải học”.

Học cách phi tang

Cũng trong game Tenchu, các “hướng dẫn viên” dạy tiếp: “Sau màn triệt hạ, bạn phải luyện cách di chuyển xác chết sao cho nhanh nhẹn”. Sự “tư vấn” này giống với câu chuyện buồn mà một game thủ đồng thời cũng là một “sát thủ” máu lạnh khác là Nguyễn Đức Nghĩa gây ra cách đây hơn một năm ở Hà Nội. Lúc đó, Nghĩa đã giết và phân xác người yêu cũ ra nhiều mảnh để phi tang.

Đáng sợ hơn là cuối tháng 8 vừa qua, một thanh niên 19 tuổi ở TP Bảo Lộc - Lâm Đồng đã bị bắt giữ do phạm tội ác tày trời, dùng gậy đập mẹ đẻ đến chết rồi bình thản đào hố chôn thi thể mẹ xuống chân hòn non bộ trước nhà để phi tang. Dọn dẹp hiện trường xong, đứa con vô nhân tính này bình thản ra quán internet tiếp tục “cày” game.

Game bạo lực tràn lan

Ngoài sự tấn công của game online, trong game offline bạo lực, người chơi sẽ được “sống” trong những cảnh đánh đấm, hạ sát đối thủ đầy máu me, với vô vàn cách thức “thanh toán”, giết người “hiệu quả” nhất như cắt cổ, dùng dao, búa bổ từ phía sau đối thủ… Kinh hoàng nhất phải kể đến các game offline như Tenchu, Ninja Gaiden, HitmanGod of War, Dante’s Inferno… đang thu hút một bộ phận dân ghiền game Việt Nam.

Theo thống kê của các tổ chức có uy tín và các quốc gia trên thế giới, có 15 game bạo lực nhất từ trước tới nay (không được phát hành chính thức tại Việt Nam) là: Night Trap, Smash TV, Doom, Grand Theft Auto, Manhunt, Condemned, God of War, Soldier of Fortune, Mortal Kombat, Gears of War, Fallout, MadWorld, Silent Hill, Resident Evil, Dead Space.
 
Trong các game này dày đặc cảnh bắn giết. Dù nhà sản xuất đã khuyến cáo ngoài bìa đĩa đối với người chơi phải đủ độ tuổi và cân nhắc trước khi mua nhưng nhiều quốc gia đã cấm các game này (từ 18 tuổi trở lên) và hàng trăm game bạo lực cấp độ nhẹ hơn.
 
Trong các game bạo lực này, các “con nghiện” game được rèn luyện “kỹ năng” cắt nhỏ đối thủ ra từng mảnh, phanh thây, xé tim, móc mắt, xả súng tới tấp vào đối thủ, dùng xẻng xắn đứt đầu… Cùng với đó là cảnh đầu rơi, máu chảy, nội tạng rơi vãi khắp nơi.
 
Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra các vụ án mà thủ phạm ra tay tàn độc với nạn nhân giống như đang nhập vai trong game.
 
Ví dụ, một cầu thủ Thái Lan năm 19 tuổi đã giết một tài xế taxi giống y chang trong game Grand Theft Auto, vì thế game này đã bị cấm ở Thái Lan kể từ tháng 8-2008. Tuy nhiên, các game bạo lực tương tự vẫn được lưu hành lậu hoặc công khai ở Thái Lan và nhiều nước khác.

Việt Nam cũng không ngoại lệ. Để đáp ứng thú vui của game thủ, tại các đại lý internet mọc lên khắp cả nước cung cấp hầu hết game offline bạo lực từng xuất hiện cho người chơi. Các game thủ chỉ cần ra các cửa hàng bán đĩa game tại chợ Hòa Bình (còn gọi là chợ Giời) ở Hà Nội hay ở nhiều tỉnh, thành khác để mua một đĩa game trò chơi bạo lực dễ dàng như mua rau cải với giá 20.000 đồng/đĩa.

Đến nay, chưa đủ cơ sở để khẳng định mức độ ảnh hưởng của game bạo lực đối với hành động vô nhân tính của sát thủ Lê Văn Luyện (theo lời khai) và rất nhiều trường hợp người nghiện game gây ra những tội ác man rợ là đến đâu nhưng rõ ràng sự tàn bạo, tính “máu lạnh” của các gã “đồ tể” này làm cho dư luận bị sốc nặng, bởi những cảnh như vậy chỉ có thể xảy ra trong thế giới ảo…

Kỳ tới: Game offline bạo lực tung hoành

Ảo thực lẫn lộn

Trong đoạn video giới thiệu game Kiếm thế được minh họa bằng hình ảnh đâm chém loạn xạ như những cuộc chiến đẫm máu diễn ra ở thời Trung cổ.
img
Một cảnh trong game Kiếm thế

Game thủ Kiếm thế sẽ thực hiện các nhiệm vụ công thành bằng cách chém giết càng nhiều đối thủ càng tốt. Để đủ cấp độ (level) được tham gia các nhiệm vụ cao hơn cùng bang hội của mình, các game thủ phải tiêu diệt được nhiều đối thủ để nhận các vật phẩm trong game nhằm tăng mức độ sát thương đối với đối thủ của mình. Khi đó, ảo thực lẫn lộn, các game thủ sẽ ám ảnh trong tâm thức những hành vi đó, cuối cùng với những người có tâm lý thiếu ổn định thường có thể  chấp nhận và cho đó là một hành vi bình thường trong xã hội thực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo